Thuyết minh phương pháp cách làm một món ăn mà em yêu thích K chép mạng ạ Em cảm ơn:3!!

Thuyết minh phương pháp cách làm một món ăn mà em yêu thích

K chép mạng ạ

Em cảm ơn:3!!

2 bình luận về “Thuyết minh phương pháp cách làm một món ăn mà em yêu thích K chép mạng ạ Em cảm ơn:3!!”

  1. Thuyết minh zề món bánh tráng trộn nè:33
    Bánh tráng trộn là món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh. Mới đầu, người dân tận dụng những mẩu vụn được cắt ra từ những lò bánh tráng máy, trộn đều với chút dầu, hành phi, muối ớt và bột tôm để ăn trong gia đình. Dần dần, món ăn này trở nên quen thuộc với người địa phương và chẳng mấy chốc phổ biến ở nhiều nơi. Hiện nay bánh tráng trộn được bán rong trên khắp các vỉa hè và trở thành món quà vặt không thể thiếu của học sinh, sinh viên ở đây.
    Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng – Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
    Cái hay là bánh tráng sau khi trộn thì bánh mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng bánh cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
    Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
    Khi nói về bánh tráng trộn, ai từng ăn qua đều có chung nhận xét “không thể chê vào đâu được”. Được bày bán ở vỉa hè nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn là rất thấp. Tuy nhiên, món bánh dân dã này vẫn là món ngon thu hút các bạn trẻ, vì từ lâu, ngồi quán cóc vào mỗi buổi chiều dường như đã trở thành thói quen của giới trẻ.

    Trả lời
  2. Thuyết minh món bánh pía Sóc Trăng
    Việt Nam có nhiều loại bánh trở thành đặc sản riêng của từng vùng miền. Nếu nhắc đến Huế người ta nghĩ ngay đến những gói mè xửng thơm ngon, nhắc đến Hà Tĩnh thì nói về kẹo Cu đơ giòn, béo ngậy thì nhắc đến Sóc Trăng không thể quên được món bánh Pía đặc sản. Nhiều người khắp nơi biết đến, truyền tai nhau ca ngợi hương vị độc đáo của bánh Pía Sóc Trăng.
    Bánh Pía vồn có nguồn gốc xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, ban đầu chúng là những chiếc bánh trung thu đơn giản. Vào những năm của thế kỉ XVII, bánh được mang theo di cư sang nước ta từ những người Minh Hương.
    Bánh Pía được cấu tạo gồm hai phần: phần nhân bánh bên trong và phần vỏ bánh bên ngoài. Bánh có hình vuông tròn, vỏ bánh màu vàng chanh, nhân bánh có thể màu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào nguyên liệu để làm nên nó. Bánh thường được gói trong các túi ni lông, những bao bì của các nhà sản xuất bánh kẹo được thiết kế riêng. Trên bao bì thường in tên và địa chỉ sản xuất bánh.
    Để làm được một chiếc bánh Pía ngon và đảm bảo chất lượng, giàu dinh dưỡng không thể thiếu những nguyên liệu như bột mì, sầu riêng, khoai môn, trứng vịt muối, đậu xanh. Khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, người thợ bước vào công đoạn làm bánh. Trước tiên cần rửa sạch đậu xanh, khoai môn, mang chúng bỏ vào nồi rồi đem hấp. Khi đậu xanh và khoai môn đã chín thì vớt ra, tán thật nhuyễn. Khi xong, đem chúng xào với nhân sầu riêng và đường, đảo đều với tỉ lệ phù hợp. Khi hỗn hợp đã chín thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, người thợ làm bánh tiến hành bọc hỗn hợp nhân vừa làm được vào từng lòng đỏ hột vịt muối. Nếu người thưởng thức muốn tăng độ béo cho bánh có thể thêm thịt heo vào nhân bánh. Bánh Pía Sóc Trăng chay cũng làm tương tự nhưng thay vì nhân thịt hay hột vịt muối thì người ta chỉ dùng nhân đậu xanh hoặc sầu riêng, khoai môn mà thôi.
    Khi phần nhân bánh đã hoàn thành, người thợ tiếp tục cán bột, cuộn bột để làm vỏ bọc nhân bánh. Nhân bánh phải qua hai lần bọc, lần thứ nhất là bộc bột nước, lần thứ hai là bọc bột dầu vừa tạo độ phồng cho bánh vừa bảo vệ nhân bánh bên trong. Khâu cuối của quá trình làm bánh là cho bánh vào lò nướng. Đây là khâu quan trọng vì nếu để nhiệt độ không phù hợp hoặc nướng bánh quá lâu sẽ khiến chất lượng bánh giảm. Vì vậy khi nướng bánh cần cẩn thận, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo đẹp về hình thức và ngon về nội dung. Bánh phải có vị đậm đà của trứng muối, vị thơm của sầu riêng, vị thanh thanh của đậu vàng cùng với béo ngậy của khoai, của bột và vị ngọt ngào mang đậm dấu ấn con người Sóc Trăng.
    Những chiếc bánh Pía nhỏ xinh có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với trà đều được. Vị bánh ngon, dễ ăn, dẻo, mềm và thơm vô cùng. Bánh không tan trong miệng ngay lần đầu chạm lưỡi mà từ từ thấm dần giúp người thưởng thức cảm nhận hết thứ hương vị tuyệt vời của nó.
    Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh Pía Sóc Trăng được bày bán. Để phục hợp với sở thích của từng người, các nhà sản xuất luôn chú trọng trong việc làm đa dạng nhiều loại nhân như bánh pía nhân thập cẩm, bánh pía nhân thịt, bánh pía nhân đậu xanh,…. Giá cả của một gói bánh Pía không quá cao, trung bình từ 60 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng 1 gói 500 gram. Bánh có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất mà không cần chất bảo quản. Điều đó rất tốt, mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn loại bánh này.
    Là đặc sản Sóc Trăng cùng với thương hiệu bánh Pía nổi tiếng, nhiều nơi trên cả nước đã nhập loại bánh này để bán. Tại các siêu thị, hay những cửa hàng bách hoá, không khó để tìm thấy bánh Pía Sóc Trăng được chủ cửa hàng bày bán.
    Bánh Pía Sóc Trăng có một hương vị độc đáo riêng mà không một loại bánh nào có thể thay thế được. Đây là món ẩm thực được người Sóc Trăng tự hào mỗi khi nhắc đến. Bởi thế mà ai đã từng về vùng miền Tây sông nước cũ không quên ghé vùng đất này, mua vài ba gói bánh Pía về làm quà. Cả người bán và người mua đều nhận được điều gì đó thật gần gũi mà trân quý biết bao.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới