2 bình luận về “thuyết minh về chùa minh khánh tỉnh hải dương”
Lịch sử
Chùa Minh Khánh được xây dựng vào thời Lý – Trần, được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 16, 17, 18, 19. Năm 1992, sư trụ trì Thích Đàm tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và xây tam quan.
Cổ vật
Hiện nay, chùa Minh Khánh có khuôn viên rộng hơn 1ha, bên trong còn bảo toàn được hệ thống tượng Phật, vườn tháp cổ và các di vật quý: lưu giữ trên 200 cổ vật như tượng, tháp, bia, cột đá, giếng nước…; 13 đạo phong của các triều Lê, Nguyễn (Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định…) và nghị định xếp hạng di tích của Toàn quyền Đông Dương năm 1925. Ở chánh điện, chùa còn lưu giữ 9 viên ngọc Xá lợi tương truyền là của Trúc Lâm đệ nhất tổ Trần Nhân Tông và tháp lưu huyết của Ngài.
Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại nằm ở làng Bình Hà nay thuộc thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, một vùng vải thiều tươi tốt. Bên trong chùa còn bảo toàn được hệ thống tượng Phật, vườn tháp cổ và các di vật khác. Năm 1990 chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.Đi từ phố xá vào chùa Minh Khánh, trước tiên ta thấy một tam quan mái chồng diêm cao ba tầng, sau đó là sân gạch rất dài đi qua bên cái giếng tròn rất to có tường xây bao quanh và hai tấm bia mới. Vườn tháp, phương đình cùng các nếp nhà khác nằm vây quanh một sân gạch rất rộng ăn thông ra phía sau chùa. Sau chiến thắng, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, xuất gia tu hành và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm. Có lần Ngài quay về chùa Hương Đại để thuyết pháp và nhân đó đã đặt tên chữ cho chùa là Minh Khánh Tự. Hiện trong chùa còn lưu giữ một hộp đựng 9 viên xá lỵ của Ngài cùng 16 tấm bia và 13 đạo sắc phong của các vua chúa thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.Ngài cũng để lại huyết thư tại chùa, dấu tích là một tháp nhỏ trước tiền đường, mang tên “Lưu Huyết Thư Tháp”.
2 bình luận về “thuyết minh về chùa minh khánh tỉnh hải dương”