Trò chơi điện tử là một thủ tiêu khiển hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Nhiều bạn ham mê trò chơi điện từ mà sao những học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng.
Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên.(k chép mạng) ạ xin giúp với mình ạ
Một số bạn trẻ có thói quen bỏ bê việc học để chơi game, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Ngày nay, trò chơi điện tử đang ngày càng tiến bộ hơn, và họ càng “mê” hơn, mê đến mức không muốn rời khỏi màn hình. Trong khi đó, việc học tập lại không hấp dẫn hoặc quan trọng hơn là mang đến kết quả thi tốt.
Bên cạnh đó, trò chơi điện tử có thể gây ra nhiều hại cho sức khỏe của các bạn trẻ, đặc biệt là khả năng thị giác, tầm nhìn, thính giác và thậm chí là hệ thống thần kinh. Những tác động tiêu cực này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe ở tương lai.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có giải pháp hợp lý. Các trường học và gia đình cần cùng nhau tạo một môi trường học tập lành mạnh. Các trường học có thể hợp tác với các công ty đưa ra những trò chơi điện tử giáo dục và hấp dẫn, giúp các em học tập mà vẫn giữ được niềm đam mê với trò chơi. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cùng nhau niêm phong thời gian dành cho trò chơi điện tử của con em mình. Họ cần phải giải thích cho các em biết được sự quan trọng của việc học tập và thể hiện sự quan tâm.
Cuối cùng, các bạn trẻ cũng cần phải tự giác và tự kiểm soát thời gian của mình. Việc chơi game là tốt cho sức khỏe tinh thần và giải trí, nhưng nó không thể thay thế được hoạt động học tập và thể dục. Sự cân bằng giữa việc học và giải trí là việc làm cực kỳ quan trọng trong đời sống của các bạn trẻ.
Tóm lại, trò chơi điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho giới trẻ, nhưng nếu không kiểm soát được thời gian, nó sẽ đem lại những tác động tiêu cực cho sức khỏe và việc học tập. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải có giải pháp hợp lý và cộng tác của các bên liên quan. Chỉ có vậy, các em mới có thể vừa giải trí, vừa học tập một cách dễ dàng và hiệu quả.
Có thể bắt gặp các quán Internet ở khắp các hang cùng ngõ hẻm. Học sinh vào đó không phải để truy cập thông tin cho việc học mà để chơi trò chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi máy tính, quên cả thời gian thậm chí trốn học để chơi điện tử, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến game và khát khao chinh phục khám phá thế giới ấy khiến khuôn mặt ngơ ngác như người mất hồn. …
Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng đó. Vì bố mẹ không quan tâm, vì buồn, vì bạn bè khích bác, vì không kiểm soát được bản thân… Nhưng dù vì lý do gì thì nghiện game cũng là một điều xấu. Trước hết, việc ngồi quá gần màn hình máy tính trong thời gian dài có thể khiến mắt bị cận thị, mệt mỏi và sức khỏe bị tổn hại. Không chỉ vậy, việc say mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sự sao nhãng nhiệm vụ chính là học tập của học sinh. Mải chơi, cúp tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài, học kém dẫn đến chán nản. Như vậy vô tình, sự vui đùa nhất thời có thể hủy hoại tương lai của chính mình. Trò chơi điện tử còn đầu độc tâm hồn bằng bạo lực, chém giết, bắn phá, lôi kéo con người vào một thế giới ảo đầy rẫy những âm mưu, thủ đoạn. Hơn nữa, chơi điện tử còn phung phí tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi cả nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè… Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê đó vẫn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử có hại như vậy, làm sao để ngăn chặn? Đây quả thực là một nhiệm vụ khó khăn nhưng không phải là không làm được. Điều quan trọng nhất là phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, trau dồi, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền của vào những việc vô ích, thậm chí có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử là trò giải trí, tương tác với nó có chừng mực, biết kiểm soát và làm chủ bản thân, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi trò chơi và sự dụ dỗ của bạn bè xấu. Bên cạnh đó, cũng rất cần sự quan tâm thường xuyên, quản lý chặt chẽ của gia đình để giúp con cái tránh xa những đam mê có hại. Nhà trường và xã hội cũng cần phối hợp trong việc giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra các hoạt động bổ ích, sân chơi lành mạnh để mọi đối tượng học sinh tham gia thì mới giải quyết triệt để vấn đề học sinh nghiện trò chơi điện tử.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời với những tác hại khôn lường. Vì vậy, vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để mình bị cuốn vào đam mê chết người đó.