Viết một đoạn thơ nếu ý nghĩa xã hội văn hóa của bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, vị trí trong đời sống tình cảm của con người. Bà

Viết một đoạn thơ nếu ý nghĩa xã hội văn hóa của bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, vị trí trong đời sống tình cảm của con người. Bài học cho sao giữ ginf, tôn tạo, tinh thần dân tộc

Không chép mạngggg

Cảm ơnnn nhiều

1 bình luận về “Viết một đoạn thơ nếu ý nghĩa xã hội văn hóa của bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, vị trí trong đời sống tình cảm của con người. Bà”

  1. Điểm nhấn ấn tượng, tuyệt đẹp của thành phố Đà Nẵng chính là viên ngọc quý – bán đảo Sơn Trà. Sơn Trà được xem là một bán đảo độc nhất vô nhị ở Việt Nam không chỉ bởi thiên nhiên trong lành, hệ sinh thái đa dạng, phong cảnh tuyệt đẹp, mà còn là ở vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển du lịch.
    Với cái nhìn địa – nhân văn, bán đảo dài hơn 13km, rộng 5km, diện tích khoảng 60km2, độ cao trung bình 350m, nơi cao nhất gần 700m như bức bình phong thiên nhiên che chắn cho thành phố Đà Nẵng. Khi đã xem Sơn Trà như là bình phong được đất trời ưu ái ban tặng thì rõ ràng giá trị không chỉ để trang trí, mà còn có ý nghĩa làm giảm sức gió của các cơn bão trước khi vào thành phố, bảo vệ khuôn viên bên trong được an lành. Đó là một thực tế, bán đảo Sơn Trà kết hợp với hệ thống núi Hải Vân vươn ra biển phía bắc bao bọc thành phố, tạo nên vịnh biển, bến cảng rất an toàn
    để đậu đỗ tàu thuyền mang tên vịnh
    Ðà Nẵng, vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn… Nên khi nhìn lên bản đồ Đà Nẵng, tôi có suy nghĩ nơi đây như bức tranh sơn thủy hữu tình, có núi non hùng vĩ, sông suối uốn quanh, có bờ biển dài và đẹp, có bức bình phong Sơn Trà với hệ sinh thái rừng nguyên sinh đa dạng, hàng ngàn loài thực vật và hàng trăm loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
    Tuy nhiên, điều làm bán đảo Sơn Trà thêm nổi tiếng và được yêu thích, theo tôi còn phải kể đến những ký ức của vùng đất có chiều sâu văn hóa, có thế giới tâm linh vô cùng sâu sắc và phong phú của nhân dân Đà Nẵng. Điều đó được gửi gắm qua những truyện cổ dân gian về các nàng tiên, ông tiên, ông Bụt, ông Chài… Các sự tích đã giải thích nhiều tên gọi đầy ý nghĩa, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ước mơ thiêng liêng và nhân văn của một vùng thắng cảnh. Nơi đây chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp ven biển mà có nhiều huyền thoại, sự tích gắn với các danh thắng, di tích vô cùng hấp dẫn như Tiên Sa, Giếng Tiên, Bãi Bụt, đỉnh Bàn Cờ, miếu Ông Chài… Đó là Chuyện tình Tiên Sa gắn với tên gọi núi Tiên Sa một thời, mà nay hiện hữu ở cảng Tiên Sa – một trong những cảng biển quan trọng nhất khu vực Trung Bộ Việt Nam và bãi biển Tiên Sa tươi đẹp, bờ cát mịn màng, nước trong xanh biếc. Đó là Chuyện tình Bãi Bụt gắn với tên gọi của Bãi Bụt – nơi có vẻ đẹp hoang sơ với những phiến đá tròn nhấp nhô ven bờ, với biển xanh, cát trắng, nắng vàng; và đặc biệt, còn gắn với nguồn gốc của ngôi chùa Linh Ứng thiêng liêng và tuyệt đẹp ngày nay.
    Motif truyện cổ người lấy tiên khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, song khi đọc Chuyện tình Tiên Sa(1), tôi cảm nhận có những dấu ấn riêng đậm tính nhân văn. Một số truyện cổ tích tiêu biểu theo motif này như Sao Mai và Sao Hôm; Ngưu Lang – Chức Nữ, Mồ côi và nàng tiên… cùng kể về các chàng trai thấy các nàng tiên tắm mà giấu đôi cánh hoặc váy áo. Sự việc các nàng tiên đi lấy nước hoặc đi tắm chỉ là nguyên cớ để các chàng trai bắt gặp và lấy đi đôi cánh khiến họ phải ở lại làm vợ. Riêng ở Chuyện tình Tiên Sa, các dị bản khác nhau đều nhấn mạnh đến cảnh đẹp tuyệt trần, khiến các nàng tiên, ông tiên mê mẩn, lưu luyến cảnh sắc Sơn Trà. Đây là một điểm khá đặc biệt, bởi theo lẽ thường, con người mơ ước được lên chốn “bồng lai tiên cảnh”, nhưng ở đây là ngược lại, tiên mê cảnh trần: “Các nàng tiên mê cảnh đẹp của Sơn Trà đã rủ nhau xuống dạo chơi ngắm cảnh, cảnh trần gian quyến rũ lạ thường (…) Khi đã thưởng thức mê say vẻ đẹp của Sơn Trà các nàng tiên cởi những đôi cánh của mình ra để trên bờ, trên những ghềnh đá và đắm mình xuống dòng xanh, mát lạnh của biển, các nàng nô đùa với cảnh thiên nhiên sông nước. Khi chiều về các nàng tiên đắm say, mê mẩn cảnh trần gian lưu luyến không muốn về”.
    Điều này khá thú vị, cho thấy người dân Đà Nẵng từ lâu đã rất tự hào về những cảnh đẹp của bán đảo quê hương. Với trí tưởng tượng phong phú, họ đã hình dung cảnh đẹp nơi đây như cảnh tiên. Quả vậy, họ không chỉ kể về các nàng tiên xuống tắm, họ còn tưởng tượng cả cảnh các ông tiên cũng xuống đây ngồi đánh cờ trên tảng đá to ở đỉnh. Đó chính là những tích truyện về đỉnh Bàn Cờ, Đá Tiên hay Giếng Tiên. Chuyện kể rằng, chiều chiều, trên bán đảo, mây bay bồng bềnh chính là lúc các ông tiên xuống đánh cờ trên tảng đá to lớn ở “đỉnh cao nhất của núi Sơn Trà”. “Vào một ngày kia, có một Tiên ông đánh thua nước cờ nên đã tức giận dậm mạnh bàn chân lên tảng đá và bay về trời, để lại trên tảng đá dấu một bàn chân lớn lún sâu xuống gọi là Đá Tiên. Bên cạnh Đá Tiên, tảng đá bàn cờ có một cái hang sâu thăm thẳm gọi là Giếng Tiên hay Hang Tiên”.
    Ngoài khía cạnh ngợi ca về cảnh đẹp tuyệt trần, Chuyện tình Tiên Sa còn có một cái kết độc đáo và ý nghĩa lớn lao với cộng đồng cư dân ven biển. Các tích truyện theo motif nêu trên, diễn biến đều dẫn đến việc các nàng tiên phải bay về trời vì lý do Ngọc Hoàng bắt về hoặc họ tìm thấy cánh mà bay đi. Tình yêu của họ thường rất mãnh liệt, nên họ cố gắng bằng mọi giá để được gặp nhau, dù rất khó khăn. Trong Ngưu Lang – Chức Nữ, đó là tình yêu của họ làm động lòng trời đất nên đã cho phép hai người gặp nhau vào mồng 7 tháng 7 hàng năm, khi gặp lại, họ vui mừng rơi nước mắt, nên người ta thường gọi là mưa ngâu (ở Việt Nam còn gọi là “Ông Ngâu bà Ngâu”). Trong Sao Mai và Sao Hôm, kết cục đau buồn hơn khi chàng trai bị chết hóa thành Sao Hôm, nàng tiên hóa thành Sao Mai. Trong Mồ côi và nàng tiên, họ phải trải qua nhiều thử thách, cuối cùng Vua Trời bị đàn chó cắn chết ngay bếp lò, sau đó họ được sống bên nhau hạnh phúc. Như vậy, các truyện chủ yếu nhằm ca ngợi tình yêu đôi lứa mãnh liệt, thủy chung và giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
    Song ở Chuyện tình Tiên Sa, ngoài việc ca ngợi tình yêu và nguồn gốc tên gọi, một dị bản phổ biến nhất và cũng ý nghĩa nhất chính là thể hiện sự hy sinh bản thân vì bình yên cho cộng đồng. Rằng sau khi nàng tiên phải về trời bởi “Ngọc Hoàng đã thật sự nổi giận. Ngài cho sấm chớp, bão giông, làm cho hạ giới đổ nát, điêu tàn”. Khiến chàng trai “đau khổ, nhớ thương vợ không nguôi, ngày ngày ra ngồi bên tảng đá chờ đợi”, cho đến ngày kia “chàng hóa thành tảng đá rất đẹp”. Vì vậy, nàng tiên khóc thương không nguôi, khiến Ngọc Hoàng cảm động nên đã làm cho “trần gian trời yên biển lặng. Để tưởng nhớ đến mối tình chung thủy của hai người và tạ ơn nàng Tiên đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại cuộc sống thanh bình, sung túc, người ta đã đặt tên nơi đó là Vĩnh Yên (sau này đổi thành Mân Quang), xây một am thờ bên tảng đá gọi là Am Bà”. Câu chuyện không chỉ là ngợi ca tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện ước mơ cao cả, nhân văn, thể hiện sự hy sinh để đem lại “trời yên, biển lặng”, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của cộng đồng. Vì vậy, ý nghĩa nhân văn của Chuyện tình Tiên Sa càng lớn hơn.
    Chuyện tình Bãi Bụt(2) cùng có nhiều dị bản, song nhìn chung có cái kết, có thông điệp gần ý nghĩa với Chuyện tình Tiên Sa nêu trên. Sau khi người chồng ra khơi gặp ngày biển động rồi không thấy về, người vợ cứ chờ đợi trong tuyệt vọng, khóc than thảm thiết. “Tiếng khóc của nàng đã vang đến tận trời xanh. Lúc đó một ông già râu tóc bạc phơ đã hiện ra và giải thích cho nàng biết sống chết là chuyện lẽ thường”. Bụt đã khuyên người vợ bớt đau buồn mà thành tâm tụng kinh niệm phật để linh hồn những người đã mất được siêu thoát. Và điều quan trọng là để “mang lại sự ấm no và bình yên cho người dân chài nơi đây. Nói xong bụt biến mất, nàng bàng hoàng suy nghĩ và cuối cùng cũng đưa ra quyết định thoát khỏi chốn đau khổ của trần gian để được xuống tóc đi tu tại ngôi chùa gần đó”. Ước mơ của nhân dân nơi đây về cảnh trời yên biển lặng đã thành hiện thực: “Từ ngày Bụt hiện ra biển ngày càng dịu đi, trời trong xanh êm ả không còn những trận thiên tai như trước nữa. Biết ơn đôi vợ chồng trẻ, người dân nơi đây đã đặt tên cho nơi đây là Bãi Bụt”. Và ngay phía trên Bãi Bụt chính là ngôi chùa Linh Ứng có cảnh quan và vị trí tuyệt đẹp, ngày nay đã được trùng tu, tôn tạo có quy mô rộng lớn với tượng Phật bà Quan Thế Âm lớn nhất nhì trong nước, là điểm tham quan thu hút rất đông du khách trên bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng. Hiện vẫn có nhiều câu chuyện đương đại truyền tai nhau về sự linh thiêng của ngôi chùa, của tượng Phật trong nhân dân.
    Sự tích Miếu ông Chài(3) lại đề cao việc gìn giữ luân thường đạo lý, lễ giáo trong nhân dân. Câu chuyện kể về người cha làm nghề chài lưới, đã mất vợ từ lâu nhưng “vẫn ở vậy để nuôi dưỡng đứa con gái của vợ chồng ông sinh ra”. Người con gái lớn lên rất xinh đẹp, cuộc sống dù nghèo nhưng hai cha con họ rất đề cao “tình phụ tử, lễ giáo và hiếu hạnh”. Trong một buổi động trời, mưa to gió lớn, thấy người cha bị ướt lạnh, run rẩy, cô gái đã “chạy ra dìu cha”, nhưng không may “ông Chài bị trượt ngã chồm đến trước, bất ngờ tay ông chạm mạnh vào “nhũ hoa” con gái mình và làm sút nút cài, để phô bộ ngực nõn nà của đứa con gái yêu quý của ông. Khi về nhà ngồi nhìn con mình, ông Chài vô cùng xấu hổ, ray rứt”. Dù sự việc chỉ do vô ý “nhưng ông Chài cảm thấy tội lỗi tày trời không thể nào tha thứ cho hành vi xâm phạm luân thường đó, là sự nhục nhã không thể nào trơ mặt sống ở đời”. Vì vậy, ông “đã đập đầu vào gốc cây chết thê thảm”. Suốt 3 năm từ ngày ông chết, người con gái thường đến bên mộ cha khóc lóc, “cô tự trách mình đã vô ý làm hại cha. Nỗi oan nghiệt vì mình mà cha phải chết” nên sau đó cô đi tu.
    Như vậy, câu chuyện nhấn mạnh sự tự ý thức, lòng tự trọng cao độ trong việc gìn giữ nhân phẩm. Và đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tính cách quyết liệt trong ý thức, hành động và suy nghĩ của người dân xứ Quảng. Ý thức ấy được thể hiện rõ nét, được hình tượng hóa bằng ngôi miếu cổ do “người dân quanh vùng đã lập miếu thờ tại nơi ông mất”. Cho đến ngày nay, miếu Ông Chài “vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt” như muốn nhắc nhở các thế hệ phải biết gìn giữ luân thường đạo lý, lễ giáo, nhân phẩm cho xứng đáng là CON NGƯỜI.
    Đó là một số truyện cổ dân gian còn lưu truyền ở bán đảo Sơn Trà cho đến ngày nay. Qua đó, ta thấy được người dân nơi đây dù phải đối mặt với cuộc sống nhiều gian khó, bão giông, mà nhiều khi chỉ “một cơn giận hờn của trời đủ để vợ góa chồng, con mồ côi cha” (Nguyễn Văn Xuân). Dù vậy, họ không chấp nhận số phận mà luôn mơ ước một cuộc sống bình an, hạnh phúc bằng những câu chuyện đẹp đẽ, thiêng liêng, huyền bí nhưng cũng rất thật. Trong cuộc sống mà cái chết luôn rình rập như vậy, họ phải tạo cho mình hy vọng để có niềm tin mà tiếp tục sống. Đó là khát vọng của nhân dân được gửi gắm qua những câu chuyện đậm chất thần kỳ và huyền bí. Đó cũng là niềm tự hào về một vùng đất tuyệt đẹp với nhiều danh lam, thắng cảnh đến mức “các nàng tiên đắm say, mê mẩn cảnh trần gian lưu luyến không muốn về”. Đó là những câu chuyện về đạo lý, đậm chất nhân văn, phản ánh tính cách, đạo đức, lối sống của những con người Đà Nẵng. Chính những huyền thoại, sự tích ấy đã tạo nên kho tàng di sản tinh thần quý giá, thể hiện sự phong phú và sáng tạo của cha ông. Nhờ đó, vùng bán đảo Sơn Trà không chỉ đẹp mà còn có hồn cốt, có ký ức, có những sắc thái văn hóa riêng, được thể hiện một phần qua những tích truyện dân gian đầy ý nghĩa.
    Trong quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng những năm gần đây, có những thời điểm, có những kế hoạch phát triển có phần “duy kinh tế” khiến dư luận lo lắng về nguy cơ xâm hại môi trường, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và thậm chí cả về khía cạnh an ninh quốc phòng và niềm tin linh thiêng. Rất may tiếng nói của nhân dân, của những người yêu mến Sơn Trà, của các chuyên gia môi trường, quân sự đã được lắng nghe, tạo hiệu ứng tốt. Chính quyền các cấp đã kịp thời điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển bán đảo Sơn Trà hài hòa kinh tế – quốc phòng – bảo tồn thiên nhiên.
    Thiết nghĩ, các cơ quan, ban ngành cần quan tâm đúng mức đến việc gìn giữ ký ức của vùng đất, giá trị văn hóa tinh thần, giá trị tâm linh của danh thắng Sơn Trà. Để làm được điều đó, cần tiếp tục sưu tầm một cách đầy đủ nhất tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện dân gian làm phong phú hơn kho tàng di sản văn học dân gian. Cùng với quá trình sưu tầm, cần nghiên cứu khẳng định giá trị và có các hình thức nối dài ý nghĩa bằng các bài thơ, các bài hát để dễ dàng lan tỏa giá trị cũng như phổ biến rộng rãi ra cộng đồng.
    Đặc biệt, cần lồng ghép, phát huy giá trị các tích truyện dân gian trong phát triển du lịch. Đó là việc giới thiệu cho du khách khi đến các địa điểm có liên quan, hoặc in trong các catalog giới thiệu địa điểm du lịch, in các tờ rơi ngắn gọn. Trong bối cảnh hiện nay không thể không quảng bá, giới thiệu trên mạng Internet qua các website của thành phố Đà Nẵng, của các cơ quan liên quan văn hóa văn nghệ ở địa phương, của các công ty du lịch, các khách sạn trên địa bàn… Chính những truyện dân gian đó sẽ giúp du khách nhớ lâu và ấn tượng hơn với các cảnh đẹp của Sơn Trà. Cùng với những tấm hình, họ sẽ là người kể cho bạn bè nghe về vẻ đẹp, về những tích truyện hấp dẫn, nhân văn và linh thiêng của danh thắng Sơn Trà. Đó là một khía cạnh góp phần cùng nhiều yếu tố khác làm cho danh tiếng của bán đảo tuyệt đẹp có một không hai ở Việt Nam sẽ càng lan xa và được nhiều người yêu thí

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới