Viết Phần Mở Bài Nghị luận trang phục và văn hoá Lưu ý không copy mạng

Viết Phần Mở Bài Nghị luận trang phục và văn hoá

Lưu ý không copy mạng

1 bình luận về “Viết Phần Mở Bài Nghị luận trang phục và văn hoá Lưu ý không copy mạng”

  1. – Yêu cầu: trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.
    – Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
    – Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.
    – Phương pháp lập luận chính : giải thích, phân tích, bình luận.
    – Giải thích hai khái niệm trang phục và văn hóa Ý nghĩa, mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa
    – Nêu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.
    Ví dụ: Một cá nhân được đánh giá qua vẻ bề ngoài “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Nhưng hơn cả “cái răng, cái tóc” thì trang phục là yếu tố tiên quyết quyết định văn hóa của một người. Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết.Giải thích hai khái niệm “trang phục” và “văn hóa”
    – Trang phục là cách ăn mặc bên ngoài của con người như quần áo, giày, dép, phụ kiện,… và các vật dụng đi kèm khác có chức năng bảo vệ con người khỏi những hiện tượng tự nhiên bao gồm nắng, mưa, tia bức xạ… và thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi người.
    – Văn hóa là cách ứng xử, tính cách, phạm trù đạo đức của mỗi người hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội Ý nghĩa, mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa.
    Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau:
    – Trang phục cũng là một nét đẹp văn hóa, sự kế thừa, tiếp biến truyền thống và hiện đại.
    + Qua trang phục, có thể nhận diện được đó là nền văn hoá đại diện cho quốc gia, dân tộc nào. Ví dụ: Áo dài gợi đến đất nước, con người Việt Nam; kimono đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Nhật…
    – Trang phục là lĩnh vực tinh tế của văn hóa
    – Trang phục thể hiện trình độ văn hóa của người mặc
    – Trang phục có thể giúp nhận biết tính cách của người mặc
    + Trang phục đơn giản thường là người giản dị, không cầu kì.
    + Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
    – Trang phục thể hiện thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người
    – Lựa chọn trang phục phù hợp với chuẩn mực, lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích.
    – Trang phục đẹp là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân
    – Không chỉ trau dồi khả năng thời trang mà cần trau dồi cả nhân cách tâm hồn.
    – Lên án những hành vi cố tình lựa chọn sai trang phục để đánh bóng tên tuổi, gây sự chú ý, làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
    – Khẳng định lại mối quan hệ mật thiết giữa trang phục và văn hóa

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới