phân tích đoạn thơ sau:dân chài lưới…tôi nhớ cái mùi nồng mặn quá giúp mình với mai mình phải nộp r

phân tích đoạn thơ sau:dân chài lưới…tôi nhớ cái mùi nồng mặn quá
giúp mình với mai mình phải nộp r

1 bình luận về “phân tích đoạn thơ sau:dân chài lưới…tôi nhớ cái mùi nồng mặn quá giúp mình với mai mình phải nộp r”

  1.  Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
                                      Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                      Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                      Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
    • Là người con của quê hương miền biển, gắn bó trực tiếp với công việc của cha ông nên Tế Hanh đã viết những vần thơ rất đẹp về hình ảnh người dân chài lưới “làn da ngăm rám nắng” vừa gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, phong trần vừa gợi sự vất vả giữa cái nắng cái gió của biển khơi để lo toan cuộc sống mưu sinh. Họ là người con của biển, của đại dương nên “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Qua phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, người đọc thấy được vị mặn mòi của muối biển nồng đượm, thấm sâu trong từng thớ thịt, hơi thở của người dân chài. Trở về sau chuyến ra khơi, những người dân làng chài như trở thành những chiến binh kiên cường, dũng cảm bước ra từ sử thi, thần thoại. Họ mang vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lớn lao phi thường mà cũng lãng mạn.
    • Người bạn đồng hành của dân làng chài là những chiếc thuyền được xây dựng qua biện pháp nhân hóa “Im bến mỏi, trở về nằm”. Con thuyền cũng giống như một người lao động vất vả biết nghỉ ngơi, thư giãn. Với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần” đã khiến con thuyền trở nên có tâm hồn. Nó cũng biết suy nghĩ, lắng nghe và cảm nhận hương vị của biển đang “thấm dần trng thớ vỏ”.Hình ảnh của thuyền được đặt song hành với hình ảnh con người từ đầu khổ thơ cho đến khổ cuối nên vẻ đẹp của con thuyền là vẻ đẹp của tâm hồn, của sự lắng sâu trong cảm xúc con người.
      • Hình ảnh làng chài nhỏ luôn xuất hiện trong tiềm thức của Tế Hanh qua màu sắc, hương vị mang nét đặc trưng:
                                        Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
                                        Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
                                        Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
                                        Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
      • Những câu thơ kết thúc bài thơ đã gợi lên khoảng cách xa xôi của Tế Hanh với làng vạn chài. Điệp từ “nhớ” đã diễn tả tấm lòng thiết tha và nỗi nhớ da diết của Tế Hanh. Người con của xứ sở núi Ấn sông Trà luôn nhớ về “mùi nồng mặn”, nhớ về biển cả, cánh buồm, màu nước xanh và chỉ cần “thoáng” cũng đủ để gợi tình yêu dành cho quê hương. Nỗi nhớ mà Tế Hanh dành cho làng vạn chài nhỏ, dành cho quê hương Quảng Ngãi còn là biểu hiện của tình yêu nước.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới