phân tích hình ảnh bác hồ qua bài thơ ngắm trăng

phân tích hình ảnh bác hồ qua bài thơ ngắm trăng

1 bình luận về “phân tích hình ảnh bác hồ qua bài thơ ngắm trăng”

  1. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại , là một nhà chính trị tài ba . Người đã tìm ra ánh sáng cho cách mạng để đưa nước ta đến bờ cách mạng . Bác còn là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc . Tập thơ ” Nhật Ký Trong Tù ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Bác được viết khi bác bị giam trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch , Trung Quốc bài thơ ” Ngắm trăng ” trích trong tập thơ này .
    Bài thơ thể hiện hình ảnh Bác Hồ ngắm trăng trong tù , qua đó thể hiện tình cảm , tinh thần , phong thái , ung dung tự tại của Bác .
    Mở đầu mày thương ngắm trăng tác giả thể hiện về hoàn cảnh Ngắm Trăng của mình :
    ” Trong tù không rượu cũng không hoa
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ “
    Bài thơ ra đời vào một đêm trăng sáng , lúc đó bác đang bị giam cầm từ phòng giam chật hẹp , người tù bị cách biệt với thế giới bên ngoài . Như vậy Lúc này bác Hồ là một tù nhân , ta có thể hình dung được cảnh Bác bị giam trong phòng : tay bị trói , chân bị cùm ,cổ đeo gông . Một hoàn cảnh thật là đặc biệt, trong hoàn cảnh đó người tù đã trình bày điều kiện Ngắm Trăng của mình là” không rượu, cũng không hoa “. Giữa chốn ngục tù , hoa và rượu là những thứ xa xỉ nhưng ở đây ý bác đang nói đến một thú chơi tao nhã của các thi nhân thời xưa . Thú ngắm trăng thường Nguyệt . Thú chơi này đòi hỏi các thi nhân phải có được rượu , trăng , hoa thì mới đủ hết vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên , Ở đây chỉ có vầng trăng . Vậy là nếu ngắm trăng thì điều kiện rất thiếu thốn . Tác giả đã dùng điệp từ “không” hai lần để diễn tả sự thiếu thốn ở chốn lao tù. Vậy thì trước vẻ đẹp của Vầng Trăng người tù đã làm thế nào ? ” Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ ” người tù cho ta thấy người tù rất bối rối , rất lúng túng . Bối rối vì trăng thì quá đẹp , bỏ Trăng đi không ngắm thì không đành lòng với một người yêu thiên nhiên như bác . Như vậy , Nếu bỏ đi không ngắm thì thiếu thốn , mà người ngắm trăng trong cảnh giam cầm . Cho nên từ” bối rối là biết làm sao bây giờ “bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ , tác giả đã thể hiện được nỗi niềm của mình trước thiên nhiên . Qua đây nó cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác mãnh liệt cỡ nào .
    Hai câu thơ cuối là hình ảnh của Bác Hồ :
    ” Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “
    Sau tâm trạng bối rối , người tù đã đi đến quyết định của mình đó là ” Ngắm Trăng ” . Như vậy Bác Hồ đã ngắm trăng suông . Bác Ngắm Trăng mà chỉ có vầng trăng không có thêm điều kiện nào Vì , hoàn cảnh của bác là chốn lao tù lấy đâu ra rượu và hoa . Như vậy bác đã bất chấp tất cả với ” tình yêu thiên nhiên của mình”. Dòng thơ cuối miêu tả Vầng Trăng mới là đặc biệt, tác giả nhân hóa vầng trăng qua từ ” nhòm ” và ” ngắm ” nêu ra vầng trăng trở nên là con người . Bác Hồ Đặc biệt đến nỗi mà Trăng phải nhòm khe cửa để ngắm . Trăng với người thật gần mà cũng thật xa . Từ thế giới xa xôi , Trăng tìm đến để ngắm nhà thơ , vị trí con người trong đời sống như đã được thay đổi , lớn lao cao đẹp biết chừng nào . Ánh trăng sáng như hòa cùng với ánh sáng của Chủ nghĩa nhân văn tỏa ra từ cảnh ngắm trăng tạo thành một đêm trăng vằng vặc trong trẻo cao khiết vô cùng . Bây giờ bác Hồ không phải là một tù nhân mà là một thi nhân , một nhà thơ đang ngắm trăng …
    Ngắm trăng , một bài thơ tứ tuyệt giản dị và hàm số cho thấy lòng yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung tự tại của bác , dù trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm , tâm hồn người tù vĩ đại ấy vẫn rộng mở tìm đến giao hòa với vầng trăng sáng ngoài trời .
    Cho mình xin hay nhất và cảm ơn nha !

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới