Phân tích hình ảnh dân chài ra khơi (5-10 câu) trong bài thơ Quê Hương

Phân tích hình ảnh dân chài ra khơi (5-10 câu) trong bài thơ Quê Hương

1 bình luận về “Phân tích hình ảnh dân chài ra khơi (5-10 câu) trong bài thơ Quê Hương”

  1. “Quê hương” của Tế Hanh là một bài thơ mang một nét đặc thù rất riêng. Bằng tình yêu quê hương to lớn, tác giả đã cảm nhận và mở ra cho người đọc sự mới mẻ, ấn tượng về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Vào buổi sáng, khi bầu trời trong xanh, gió nhẹ, nắng sớm ấm áp, người dân làng chài đưa thuyền ra khơi đánh cá. Những người dân chài vạm vỡ lại bước sang một khởi đầu cho ngày mới đi đánh cá mang hi vọng sẽ đạt được thành quả tốt đẹp, những con người lao động cần cù, chân thật, giản dị và dễ mến biết mấy. Người dân ra khơi đánh cá chính là “dân trải tráng”, khoẻ mạnh, sức lực mạnh mẽ, cùng với con người, con thuyền cũng đã sẵn sàng cho ngày mới, cho việc làm của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh con thuyền như một cơ thể sống. “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” con thuyền cũng hăng hái, phấn khích như bao người dân chài, đó là sự ngợi ca vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi. ” Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” cánh buồm như mang linh hồn, sự sống của làng chài khi ra khơi, nó mang biểu tượng cao đẹp, gần gũi, gắn bó với người dân làng chài như một người bạn chân thành.Cánh buồm như cố vươn mình ôm lấy gió của biển khơi để đưa con thuyền ra khơi. Qua đó, khơi dậy được một cảnh đoàn thuyền ra khơi đầy may mắn, căng tràn sự sống, hăng hái, hứng khởi và hạng phúc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới