phân tích luận điểm của bài lời thỉnh cầu ở nghĩa trang đồng lộc

phân tích luận điểm của bài lời thỉnh cầu ở nghĩa trang đồng lộc

1 bình luận về “phân tích luận điểm của bài lời thỉnh cầu ở nghĩa trang đồng lộc”

  1. @Rika
    Phân tích:
    Bài thơ của Vương Trọng viết vào năm 1995 nghĩa là sau 27 năm khi các cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc hy sinh.
    Tên đề của bài thơ: Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc đó là lời thỉnh cầu của 10 nữ liệt sĩ anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Ngay ở khổ thơ đầu, nhà thơ Vương Trọng đã đề cập đến: Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp/ Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi. Ở đây nhà thơ đã nói hộ suy nghĩ của 10 cô gái hy sinh ở Đồng Lộc. Lời tâm sự ấy thật nhân văn, sâu sắc. Các cô gái ây nhắn gửi: Mười bát nhưng hương cắm thế đủ rồi/ Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi.
    Những liệt sĩ nằm nơi đây yên nghỉ cùng có cây hoa lá, cùng nắng đồi. Thật là thân cát bụi đã trở về với cát bụi. Nhưng khí phách của những con người vì dân vì nước ấy vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
    Tứ thơ tiếp tục phát triển, khi ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ Vương Trọng đưa chúng ta trở về với thực tại để thấy những em học sinh tuổi quàng khăn đỏ đến viếng các nữ liệt sĩ anh hùng. Các em: Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá. Câu thơ miêu tả sinh động hình ảnh của lớp trẻ ngày nay đang kính cẩn nghiêng mình trước 10 nấm mộ của 10 nữ thanh niên xung phong đã lập nên kỳ tích anh hùng đảm bảo thông đường cho xe ta ra chiến trường đánh Mỹ xâm lược. Ở thời điểm Vương Trong làm bài thơ này khu di tích mới được xây dựng vì thế, nhà thơ mượn lời các nữ TNXP nhắc nhủ lớp trẻ – những học sinh còn quàng khăn đỏ: Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi cùng bao vùng đất trống/ Các chị nằm còn khát bóng cây che. Nhân vật trữ tình là 10 cô gái TNXP như đang nói cùng với các em thiếu niên đang viếng tại Nghĩa trang. Nhà thơ đã để cho các cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc nhắn nhủ với thế hệ sau này. Mối quan hệ ấy là mối quan hệ gắn bó yêu thương, được thể hiện qua giọng thơ giàu cảm xúc với cách xưng hô: Chị (các cô gái TNXP Đồng Lộc) và em (các thiếu niên quàng khăn đỏ).

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới