Phân tích sự dã man của chế độ sưu thuế qua nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng. (gạch ý thôi ạ)

Phân tích sự dã man của chế độ sưu thuế qua nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng.
(gạch ý thôi ạ)

1 bình luận về “Phân tích sự dã man của chế độ sưu thuế qua nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng. (gạch ý thôi ạ)”

  1. * Phân tích hình ảnh nhân vật:
    – Là một nhân vật mạt hạng nhất trong đám quan lại, hắn không được tác giả đặt cho một cái tên riêng nào, nhưng lại là một nhân vật quan trọng, có nhiều điểm nhấn và trở đi trở lại nhiều lần trong cả tác phẩmTắt đèn”.
    – Cai lệ là biểu trưng cho sự độc ác và tàn nhẫn của chế độ.
    – Xuất hiện với dáng vẻ hung tàn, miệng quát tháo, tư thế hầm hổ, ghê gớm, dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến tai vạ. Đến và đi một cách nhanh chóng, vội vã và tàn ác.
    – Hôm qua, khi đánh anh Dậu và khiến anh lên cơn sốt rét tưởng chết, hắn đã vội sợ hãi cho người tống khứ anh về trả chị Dậu. Nhưng đến hôm nay sau khi thám thính, đánh hơi được rằng anh Dậu vẫn còn sống, hắn lại vội vã chạy sang thúc sưu mà không để người ta có một phút ngơi nghỉ, chuẩn bị.
    => Tối dạ, chết chìm trong cái ham mê bắt bớ, sự tàn độc và cứng nhắc đã khiến hắn chỉ nghĩ đến việc đánh trói , áp giải tràn ngập trong óc.
    – Hành động, cử chỉ độc ác:
    + Xuất hiện như một ác thần với những hành động, cử chỉ điên cuồng của một dã thú, một tên tai sai chuyên nghiệp đánh, trói, nào thì “sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”.
    + Thách thức, đe dọa khi “gõ đầu roi xuống đất”, “thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ”.
    + Giọng điệu hách dịch, ghê gớm “Thằng kia, ông tưởng mày chết từ đêm qua, còn sống đấy à. Nộp tiền sưu mau!”.
    => Đối với sự sống chết của anh Dậu tên này không buồn để tâm, hắn chỉ quan tâm đến việc thúc sưu, mà thúc không được thì bắt người. Đó đã trở thành một nguyên tắc “sắt” trong cái việc làm cai lệ.
    + Khi đối đáp với chị Dậu, tên này luôn tỏ ra bộ mặt hách dịch và độc ác, thấy chị van lơn, lạy lục thì hắn càng trở nên khoái chí và lấn lướt, hết chỉ vào mặt chị Dậu, rồi là “trợn ngược hai mắt lên, quát”, giọng “hầm hè”, đe dọa.
    + Ra lệnh bắt trói anh Dậu đang còng queo ngất xỉu đi, rồi tự tay “giựt phắt cái dây thừng”, “chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu” để làm nhiệm vụ, lại càng khiến người ta ghê sợ, ngán ngẩm vì cái sự “kính nghiệp” của hắn.
    + Đấm vào ngực một người đàn bà yếu đuối con mọn, thậm chí tát cả vào mặt chị Dậu không nể nang.
    + Xưng hô “ông-mày”, thể hiện sự thiếu văn hóa, kém đạo đức, ra tư cách bề trên một cách đáng khinh, cũng như sự coi rẻ, căm ghét của hắn với những người nông dân tội nghiệp.
    – Khi đối diện với sự phản kháng của chị Dâu:
    + Tỏ ra yếu hèn và thất bại một cách nhanh chóng.
    + “Sức lẻo khẻo”, đã không chống lại được người đàn bà lực điền, bị chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, bị ném ngã “chỏng quèo” ngay trước cửa như một tên vô dụng hài hước và đầy nhục nhã.
    + Không quên được việc tàn ác của mình là thét kẻ dưới bắt trói cả nhà chị Dậu. Dĩ nhiên mới tên người nhà lí trưởng cũng chẳng được việc hơn là bao, trong tay gậy gộc nhưng vẫn bị chị Dậu tóm được tóc rồi “lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
    => Sự yếu đuối vô dụng, nhưng tàn ác của cai lệ cũng chính là đặc điểm chung của cả bộ máy phong kiến lúc bấy giờ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới