phân tích vè đẹp con người của Bác qua bài thơ “Ngắm Trăng”. SOS mình cần gấp ạ, có luận điểm giúp mình nha

phân tích vè đẹp con người của Bác qua bài thơ “Ngắm Trăng”. SOS mình cần gấp ạ, có luận điểm giúp mình nha

1 bình luận về “phân tích vè đẹp con người của Bác qua bài thơ “Ngắm Trăng”. SOS mình cần gấp ạ, có luận điểm giúp mình nha”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. “Vọng nguyệt” cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ:
    – Dù trong hoàn cảnh tăm tối, khắc nghiệt của ngục tù, Bác vẫn phát hiện được vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời để rồi Người vẫn bối rối, xốn xang. Bối rối bởi cảnh trăng đêm nay quá đẹp mà không có rượu, có hoa để mà thưởng trăng cho trọn vẹn, và còn bởi không có những nghi lễ giản dị và trang trọng ấy để đón trăng cho xứng với tình cảm thiết tha của Bác với trăng. Khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn, được đón trăng thật nghĩa tình đã cho thấy tâm hồn nghệ sĩ vẫn tự do, thanh thản, vẫn hướng đến cái đẹp. Ngục tù đã không thể làm chai sạn tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, không làm mất đi khát vọng sống cao đẹp của Bác.
    – Cũng bởi tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết, cảm xúc dạt dào trước vầng trăng đẹp mà người thi sĩ ấy đã vượt lên những khó khăn, khắc nghiệt của hoàn cảnh để ngắm trăng say đắm, để giao hòa mãnh liệt với trăng. 
    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
    Nguyệt tòng song khích khán thi gia
    Cả người và trăng đều có hai động tác mà mục đích giống nhau (hướng – khán, tòng – khán), đều chủ động, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh để đến với nhau, để ngắm nhau say đắm, để chia sẻ yêu thương. Hai câu thơ đã thể hiện tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên đến say mê, tha thiết.
    1. “Vọng nguyệt” thể hiện bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng.
    – Ngay từ câu thơ đầu tiên đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng. Việc Người nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt cho thấy người tù không hề vướng bận bởi những gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn khao khát được ngắm trăng một cách trọn vẹn. Và khoảnh khắc đầy xốn xang, bối rối đầy chất thơ chính là biểu hiện cao đẹp của chất thép. Bởi có một sự tự do nội tại trong tâm hồn, một phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan, một nghị lực phi thường vượt lên gian khổ đến với vầng trăng, đến với cái đẹp. Hơn nữa, với Bác, vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, đó còn là ánh sáng, là tự do, hạnh phúc. Bởi vậy, ngắm trăng còn thể hiện một khát vọng tự do mãnh liệt, cho thấy một nét nổi bật của hồn thơ cách mạng Hồ Chí Minh: luôn hướng ra ánh sáng.
    => Như vậy, “Ngắm trăng” cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới