Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lò

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng
NÊU TÁC DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH ẨN DỤ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ

2 bình luận về “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lò”

  1. – Biện pháp so sánh :
    +” Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè “
    -> So sánh ” tâm hồn ” với ” buổi trưa hè “
    +” Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển”
    -> So sánh tấm lòng tác giả với ” Mưa nguồn gió biển “
    – Biện pháp ẩn dụ : 
    ” Bầy chim non bơi lội trên sông “
    -> Ẩn dụ ” bầy chim non ” với những đứa trẻ ra sông bơi lội 
    * Tác dụng :
    Trong đoạn trích trê, , tác giả Tế Hanh đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh kết hợp với biện pháp ẩn dụ là cho bài thơ trở nên sinh động , hấp dẫn , giàu giá trị gợi hình , biểu cảm cao . Đồng thời qua những phép tu từ ấy , tác giả còn gửi gắm tình cảm yêu nhớ dòng sông quê hương bởi tuổi thơ tác giả đã gắn liền với con sông ấy cùng những người bạn với những kỉ niệm tuổi ấu thơ mà mãi mãi chẳng thể nào quên . Những ký ức trong những năm tháng tuổi thơ ấy đã in sâu vào tâm trí tác giả để rồi sau này khi trưởng thành , xa nhà kháng chiến , lòng tác giả vẫn hướng về dòng sông quê hương . Đó là tình cảm yêu quê hương , gắn bó với quê hương da diết , sâu nặng của tác giả Tế Hanh . Tình cảm ấy xuất phát từ tình yêu những điều bình dị như dòng sông quê hương , những kỉ niệm một thời năm tháng êm đềm . 

    Trả lời
  2. Trong đoạn trích trên , tác giả Tế Hanh đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “tâm hồn tôi” với “buổi trưa hè”, “lòng tôi” với ” mưa nguồn, gió biển”. Đồng thời với đó là biện pháp ẩn dụ “bầy chim non bơi lội trên sông” ý chỉ những đứa trẻ, những người bạn ngày thơ bé. Việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật làm cho bài thơ trở nên sinh động, giàu hình tượng. Qua những phép tu từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm yêu nhớ dòng sông quê hương mà tuổi thơ đã gắn liền với con sông ấy cùng những người bạn. Những kỉ niệm trong những năm tháng tuổi thơ ấy để lại ấn tượng sâu đậm, để sau này trưởng thành, “tôi” lại có thêm sức mạnh và điều để nhớ về. Đó là tình cảm yêu quê hương, gắn bó với những gì gần gữi, thân thiết nhất. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới