suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong tác phẩm cùng tên của vũ đình liêm
suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong tác phẩm cùng tên của vũ đình liêm
1 bình luận về “suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong tác phẩm cùng tên của vũ đình liêm”
Vũ Đình Liên thuộc diễn nhà thơ nổi danh chỉ với một bài thơ. Ông đã góp mặt trong phong trào Thơ mới, nhưng người đọc dường như quên hết những bài thơ khác của ông mà chỉ nhớ đến bài thơ “Ông đồ”.
Khi xưa, mỗi năm Tết đến xuân về, trong mỗi ngôi nhà, bên cạnh mâm ngủ quả, bánh chưng xanh thì không thể thiếu những câu đối Tết. Ông đồ là người xuất hiện khi Nho học đang còn được coi là biểu tượng của văn hóa tinh thần. Hai hình ảnh “hoa đào” và “ông đồ già” luôn gắn bó bên nhau. Ông xuất hiện đem đến một phong tục đẹp – một thú chơi câu đối Tết.
Ông xuất hiện đem đến một phong tục đẹp- một thú chơi câu đối Tết. Mỗi năm khi hoa đào nở, ông đồ cùng với giấy, bút, mực trên hè phố, là tín hiệu của màu xuân, niềm vui và hạnh phúc. Từ “lại” diễn tả thời gian tuần hoàn, lặp lại đều đặn. Ông được mọi người đón chờ và trân trọng. Nhờ có hoa tay nên bao nhiêu người thuê viết. Người ta thấy ông thật tự tin như một nghệ sĩ. Ông múa những nét rồng, nét phượng. Những nét chữ bay trên giấy không chỉ là cái đẹp, còn là niềm vui được hình tượng hóa trong lòng người. Mọi người vây quanh, khen tài năng của ông. Thời ấy, ông đồ thật đáng ngưỡng mộ.
Thời gian vẫn cứ thể trôi, màu xuân vẫn đến, hoa đào vẫn nở, nhưng không thấy “ông đồ xưa”. Hình ảnh ông đồ đã lùi vào dĩ vãng, xa xăm. Ông như lớp người sống cách đây mấy ngàn năm, bị lãng quên trong trí nhớ của mọi người. Nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa mà người xưa đi đâu mất rồi, lòng nhà thơ nặng trĩu một nỗi buồn để rồi hoài cổ, cảm thương. Ở khổ thơ thứ năm, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?”, để có thể làm sâu sắc thêm nỗi buồn tê tái của ông đồ khi bị người đời phũ phàng, quên lãng và nỗi lòng cảm thương chân thành của nhà thơ Vũ Đình Liên dành cho ông đồ – một lớp người đang tàn tạ. Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng.
Qua đó, gấp lại tác phẩm “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, vấn đề nghị luận vẫn còn đọng lại trong trái tim mỗi người. Phải chăng vì tác phẩm ấy đã chạm đến nên neo đậu trái tim người đọc? Chính vì điều đó, tác phẩm đã chiến thắng sức mạnh nghiệt ngã của thời gian. Đúng như nhà văn Aitmatov từng nói: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối.”
1 bình luận về “suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong tác phẩm cùng tên của vũ đình liêm”