Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 3: Trong câu “ta nghe hè dậy bên lòng”, biện pháp tu từ nào đã được sử dụng.
Câu 4: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 5: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

2 bình luận về “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

  1. Câu 3.
    “Ta nghe hè dậy bên lòng”
    – Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : “nghe” , “dậy”
    -> Tác dung: Nhấn mạnh sự khát khao tự do đang dâng trào, cháy bỏng thúc đẩy con tim, lí trí của người tù cách mạng trẻ để thoát cảnh tù giam tù túng, ngột ngạt. Qua đó cho ta thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát khao tự do cháy bỏng trong lòng tác giả.
    Câu 4.
    – Các câu cảm thán:
    + “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”
    + “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
    @ Dấu hiệu: dấu chấm than (!)
    => Tác dụng: bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của tác giả
    Câu 5.
    => Tiếng chim tu hú ở cuối bài là tiếng kêu thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Người tù cách mạng lắng nghe tiếng chim kêu, tiếng gọi của cuộc sống tươi đẹp ngoài kia càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng khao khát cuộc sống tự do cháy bỏng. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới