Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn

1 bình luận về “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống”

  1. – Đoạn văn trên gồm 2 câu :
    + Câu 1 : Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
    -> Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc.
    + Câu 2 : Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
    -> Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc.
    – Bài làm :
       Đoạn văn trên đã thành công trong việc bộc lộ rõ lòng yêu nước và căm thù giặc đến tột cùng của tác giả Trần Quốc Tuấn. Thật vậy, tác giả đã sử dụng những việc, hành động thường ngày phải làm nhưng giờ nó đã không được Trần Quốc Tuấn nhớ tới “tới bữa quên ăn”, “nửa đêm vỗ gối”, “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa”. Những hình ảnh này đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nói quá để thể hiện được lòng căm thù giặc, lo việc giặc sẽ đột kích bất ngờ khiến cho những việc làm hằng ngày, bình thường của một con người đã khiến ông vứt bỏ sang một bên. Điều đó chứng tỏ được lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc đến tột cùng của ông. Không những vậy, đến với câu văn tiếp theo, ông đã sử dụng các động từ mạnh như “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu” để thấy được ông chỉ một lòng muốn đi đánh giặc, trả thù cho đất nước. Nó được sử dụng những động từ một cách gắt gao để diễn tả lòng căm thù sôi sục của vị chủ tướng và đồng thời muốn tìm cách trả thù đến mức không quan tâm những hành động tất yếu xảy ra hàng ngày. Phải chăng tác giả bộc lộ cảm xúc tức giận, căm thù tột cùng như vậy để khơi gợi lòng yêu nước và căm thù giặc của binh lính? Như vậy, những binh lính có thể thấu hiểu được nỗi lòng của ông và thể hiện lòng yêu nước sâu đậm hơn, căm thù giặc và ước muốn đánh giặc nhanh chóng để giành lại tự do, độc lập cho dân tộc. Qua đó, ta thấy được Trần Quốc Tuấn đã thành công bộc lộ những cảm xúc chân thành đến tận đáy lòng của mình đến với các binh lính.
    #Tâm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới