Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới. Không mang nét buồn thương như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới. Không mang nét buồn thương như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; không rạo rực, vồ vập như thơ Xuân Diệu, thơ Thế Lữ là những vần thơ với xúc cảm đầy lãng mạn, dạt dào niềm khát khao sống, khát khao tự do thoát khỏi thực tại chán chường, tù túng. Bài thơ “Nhớ rừng” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất. “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, Thưở tung hoành hống hách những ngày xưa. Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết ta chúa tể cả muôn loài, Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.” Nếu như trong khổ đầu, tác giả giới thiệu về hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với những nỗi tù túng, nhục nhằn thì sang khổ hai là hình ảnh hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa. Sống trong cảnh tù hãm với những kẻ dở hơi, vô tư khiến con hổ chỉ nhớ về những thuở hống hách của ngày xưa, khi còn được là chính mình, sống với con người thật của mình. Đó là những ngày vị chúa tể ấy còn được tự do giữa rừng hoang rộng lớn mênh mông, được tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình: Tìm một cau ghép có trong đoạn trích trên

1 bình luận về “Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới. Không mang nét buồn thương như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên”

  1. – Câu ghép có trong đoạn trích trên là : “Nếu như trong khổ đầu, tác giả giới thiệu về hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với những nỗi tù túng, nhục nhằn thì sang khổ hai là hình ảnh hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa.”
    -> Câu văn gồm có 2 vế câu bao chứa cụm C-V tạo thành
    + TN : trong khổ đầu
    + CN1 : tác giả
    + VN1 : giới thiệu về hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với những nỗi tù túng, nhục nhằn
    + CN2 : khổ hai
    + VN2 : là hình ảnh hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới