2 bình luận về “Thuyết minh hoặc giới thiệu về hoa cúc??”
Đã từ lâu hoa cúc là một loài hoa gần gũi với mọi người. Đặc biệt hoa cúc thường đc mọi người để lên bàn thờ vào ngày rằm, mùng 1 thì nhà nào cũng chuẩn bị bình hoa cúc đc cắm rất đẹp. Hoa cúc rất bình dị, ko kiêu sa nhưng lại được nhiều người yêu mến. Thường thương khi có chợ, tôi thường ghé vào hàng hoa để mua một bó hoa cúc nở rộ đẹp mắt nhất.
Người ta thường bảo các loài hoa khác như: hoa hồng, hoa ly, hoa đào, hoa mai,….đều rất quyến rũ và kiêu sa, nhưng hoa cúc lại là một loài hoa bình dị, gần gũi với đời sống của con người. Hoa cúc cố rất nhiều màu nhưng thường loài hoa này chỉ có 2 màu là màu trắng và màu vàng đc trồng vào mùa đông và mùa xuân. Hoa cúc có thân cây cứng, thẳng, lá mục xung quanh thân cây, chen chúc nhau, màu xanh thẫm. Mỗi thân cây có thể có 1 bông hoa hoặc nhiều hơn, chen chúc nhau mọc và dua nhau khoe sắc. Hoa cúc ko có mùi thơm, nhẹ mà lại có mùi khá hăng nên không ngửi được lâu. Hoa cúc có nhiều cách trồng rất độc đáo, thường thì vào cuối thu người ta mới trồng hoa cúc đến hần dịp tết thì họ thu hoạch và đem bán ra thị trường.
Vào dịp Tết thì mọi người vẫn xem hoa cúc là loài hoa thiêng liêng, có thể được dặt lên bàn thờ tổ tiên tỏ lòng thành kính. Theo tương truyền hoa cúc tượng chưng cho sợ báo hiếu cha mẹ, cầu mong cho cha mẹ luôn ở bên trong suốt cuộc đời chúng ta. Với ý nghĩa hoa cúc mang trong mình mà cho đến ngày nay, hoa cúc vẫn là loài hoa được ưa chuộng.
Không đặc biệt như mai đào nhưng cứ mỗi lần Tết đến xuân về, những khóm hoa cúc vàng ươm vẫn cứ âm thầm len lỏi vào không gian Tết của từng gia đình như một lẽ hiển nhiên đã tồn tại bao đời qua không thể phá vỡ được.
Từ ngàn đời nay, hoa cúc là một loài hoa gần gũi và xuất hiện ở tất cả mọi miền của đất nước ta. Đã có rất nhiều chuyên gia tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của chúng. Có nhiều sự tích của đất nước Trung Quốc cho rằng, hoa cúc có nguồn gốc từ nơi đây và xuất hiện vào khoảng thế kỉ 15 TCN. Khi đó, hoa cúc là một loài thuốc quý, được tìm thấy ở đảo Phi Long – một vùng đất hẻo lánh, hoang vu.
Tuy nhiên, một số giả thiết khác lại cho rằng, hoa cúc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc cách đây khoảng 5000 năm và được thuần hóa từ những bông cúc dại. Nhưng, dù có nguồn gốc từ đâu và vào khoảng thời gian nào đi chăng nữa, thì hoa cúc được gọi với cái tên chung là Chrysanthemum, là một trong số những cây cảnh lâu năm và quan trọng bậc nhất trên thế giới.
Cũng như nhiều loài cây, loài hoa khác, hoa cúc được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loài có đặc điểm riêng. Ở Việt Nam, có một số loại hoa cúc chủ yếu như cúc họa mi với sắc trắng tinh khôi, cúc mâm xôi với bông hoa to, hình cầu, cúc vạn thọ với cánh xòe to, cúc đồng tiền, cúc thạch thảo, cúc nhiều màu, cúc thược dược, cúc bất tử,… Ngoài ra, ta còn có thể phân loại cúc theo màu sắc, phổ biến nhất là cúc vàng, cúc trắng, cúc tím…Cúc này là loài cây ưa sáng, do đó thích hợp ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Hay còn được chia làm hai loài khác nhau dựa theo hình dáng của chúng, bao gồm cúc dạng đơn và kép. Cả hai loài hoa này đều sở hữu những đặc điểm đặc trưng giống nhau, chẳng hạn như cùng có thân mềm, thanh mảnh và trông thành từng khóm với nhau.
Mỗi loài cúc đều mang trong mình những đặc điểm riêng, khác biệt, không trộn lẫn với những loài khác nhưng chung quy lại, chúng đều có những điểm chung, làm nên đặc điểm của loài hoa cúc. Cúc thường sống thành từng khóm, từng bụi. Chiều cao của hoa cúc có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại cúc và điều kiện trồng, chăm sóc chung. Tuy nhiên, nhìn chung, giống cúc cao nhất thường từ 2 đến 3 mét còn giống thấp nhất từ 20 đến 30 xăng-ti-mét. Cúc có cấu tạo khá phức tạp, nhưng cơ bản nhất là gồm rễ, thân, lá và hoa.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), hoa cúc là loại cây có rễ chùm, ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn là do sinh nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt. Những rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
Thứ hai, là thành phần không thể thiếu giúp cấu tạo nên hoa cúc, đó là thân cúc. Cúc thuộc cây thân thảo (hay còn được gọi là thân cỏ), thân cây phân nhánh nhiều, nhiều đốt giòn và dễ gẫy. Chúng dài nhất khoảng từ 2 đến 3 mét còn ngắn nhất khoảng từ 20 đến 30 xăng-ti-mét.
Tiếp theo, là bộ phận giúp Cúc quang hợp, đó là lá. Lá cúc thường là lá đơn, có răng cưa mọc so le nhau. Phiến lá cúc có màu xanh lá đặc trưng. Đặc biệt, khi sờ vào lá cúc, ta cảm thấy hơi sần xùi gây cảm giác nhột vì mặt dưới của hoa cúc có phủ một lớp lông tơ. Ngược lại, mặt trên lá lại nhẵn, có gân dạng lưới.
Đặc biệt, ở loài cây này, điều được người ta chú ý và quan tâm hơn cả đó chính là hoa cúc. Hoa cúc có thể có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Mỗi bông hoa cúc thường có đường kính từ 1,5 đến 12 xăng-ti-mét và được phân thành hai loại chính là hoa đơn và hoa kép. Cánh hoa có dạng hình trụ và mọc thành nhiều lớp xếp bao quanh nhụy hoa vàng. Mỗi loài cúc thường nở vào các thời gian khác nhau, nhưng hầu hết các loài cúc đều nở vào mùa thu và chúng thường có hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ.
Không chỉ là một loài hoa gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của con người, hoa cúc còn đem lại nhiều giá trị, công dụng to lớn trong đời sống. Hoa cúc thường được sử dụng để trang hoàng nhà cửa, sân vườn, làm tăng thêm vẻ đẹp cho mọi không gian. Hoa cúc còn là một trong số những loài hoa được sử dụng để trang trí trên bàn thờ ông bà tổ tiên mỗi dịp giỗ hay lễ Tết. Thêm vào đó, hoa cúc còn là một trong số những vị thuốc được dùng để chữa bệnh trong dân gian người Việt từ ngàn đời nay.
Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm huyết áp, giải cảm, ngăn ngừa ung thư, trị mất ngủ, cải thiện sức khỏe, độ sáng cho đôi mắt, giúp giảm mẩn ngứa, tiêu độc, giải nhiệt,… Cùng với đó, hoa cúc còn được biết đến là một trong số những loài hoa có tác dụng dưỡng da, làm giảm nám da, sạm da và làm sạch sâu làn da. Ngoài ra, hoa cúc còn được biết đến với tác dụng sát khuẩn, trị viêm lợi, chữa lành các vết cắt do vô tình gây ra.
Đặc biệt, hoa cúc còn là loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng to lớn, nó là hình ảnh tượng trưng cho sự ngay thẳng, quân tử và có lẽ vì thế nó được xem là một trong bốn loài cây tứ bình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ở mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới, hoa cúc có những ý nghĩa biểu tượng riêng. Ở Trung Quốc, hoa cúc là loài hoa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Ở mảnh đất Nhật Bản, hoa cúc lại là biểu tượng cho quyền quý, cho sự giàu có và cao sang. Ở Việt Nam, cúc còn gắn liền với lòng hiếu thảo, sự biết ơn, quý trọng, yêu thương cha mẹ. Thêm vào đó, mỗi loài hoa cúc với màu sắc khác nhau cũng có những ý nghĩa rất riêng. Hoa cúc trắng biểu tượng cho lòng cao thượng, sự chân thực. Cúc vàng tượng trưng cho lòng kính mến, sự hân hoan, phấn khởi,… Cúc tím tượng trưng cho sự luyến lưu, vấn vương khi phải chia xa,… Cúc còn được cho là loài hòa thanh cao, chịu thời tiết khắc nghiệt nên gọi là “Hoa bất khuất”, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng, tránh được cuộc đời phồn hoa, ô trọc, là biểu tượng lòng chung thủy, không bị ô nhiễm trong vòng danh lợi.
Cúc là một loài hoa giàu ý nghĩa, có vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt, nhưng để có được một khóm cúc đẹp mỗi người cần chú ý tới quá trình trồng và chăm sóc chúng. Trước hết, cần lựa chọn đất với độ pH phù hợp với cây với tầng đất nông, đất tơi xốp và nhẹ. Sau khi đã cuốc đất, phơi ải và lên luống, người ta sẽ tiến hành trồng hoa từ những cây cúc con đã được dâm cành từ thân cây. Đặc biệt, khi đã trồng xong cây, chúng ta phải thường xuyên xới cỏ và tưới nước để đảm bảo điều kiện cho cây có thể sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, phải thường xuyên thăm vườn, bấm tỉa những cành, lá không cần thiết để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh chính của cây.
Hoa cúc là loài hoa phổ biến, không trân quý hay đắt tiền, cho nên từ gia đình khá giả đến thiếu thốn đều có thể mua được một bó hoa cúc vàng về trang trí nhà cửa. Những cánh hoa cúc nhỏ bé, mỏng manh kiên cường trong gió cứ như thế vẫn luôn tỏa nắng, thắp lên không khí ấm áp cho bàn thờ gia tiên hay chiếu sáng nơi hiên nhà lộng gió trong những ngày Tết truyền thống của Việt Nam.
2 bình luận về “Thuyết minh hoặc giới thiệu về hoa cúc??”