Thuyết minh về cây bút bi(không chép mạng, tự làm, không quá dài)
Thuyết minh về cây bút bi(không chép mạng, tự làm, không quá dài)
Đối với học sinh chúng ta ngoài vở viết, thước, compa,… thì có một dụng cụ không thẻ thiếu, là một trong những phát minh độc đáo của con người từ lâu đời nay dùng để lưu giữ, ghi chép những kiến thức, thời gian, sự kiện và những hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Đó là cây bút bi – một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu của học sinh vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu kiến thức. Bút bi quen thuộc như vậy thì bạn đã tự hỏi rằng nó xuất xứ từ đâu và có cấu tạo thế nào chưa? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu hành trình bút bi đến với mọi người.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungary có tên là Lazso Biro. Ông là nhà báo tài năng, trong quá trình làm việc của mình ông nhận thấy sự bất tiện của bút mực, thất vọng vì thời gian lãng phí đổ đầy bút máy và làm sạch các trang bị nhoè. Vì thế ông đã sáng chế ra bút bi. Vào một hôm nọ, Biro ra công viên thấy bọn trẻ đang chơi bi, một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra ý tưởng làm một loại bút viết mực mau khô để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Được sự giúp đỡ của anh trai Gyorgy, ông đã có thể tạo ra một cây bút như ý muốn và được mọi người yêu thích, sử dụng phổ biến. Ông đặt tên cho phát minh của mình là “bille” ( bút bi ) và thế là bút bi ra đời từ đó.
Cấu tạo cơ bản của một chiếc bút bi bao gồm 3 phần: phần vỏ, phần ruột và các bộ phận điều chỉnh. Phần vỏ hình trụ làm bằng ống nhựa cứng hoặc kim loại, dài từ 14-15cm. Phần ruột làm bằng chất liệu nhựa dẻo, bao gồm ống mực và ngòi bút. Phần ống mực thuôn dài, nhỏ hơn vỏ bút, được làm bằng nhựa dẻo, bên trong rỗng ruột là nơi để chứa mực. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ, trên đỉnh có viên bi rất nhỏ. Khi viết con bi chuyển động làm cho mực ra đều hơn. Mực của bút bi khô rất nhanh khác với các loại bút mực. Cuối cùng là các bộ phận điều chỉnh, nó dùng để hoàn thiện cây bút gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có nắp… Đối với loại bút bấm, bên trong phần ruột của bút thường có gắn một chiếc lò xo đàn hồi tốt ôm lấy phần ruột bút, phần đầu bút được thiết kế chức năng bấm mở, tắt bút kết hợp cùng chiếc lò xo. Còn bút nắp thì thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản chỉ có một chiếc nắp mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.
Bút bi là vật dụng phổ biến và không thể thiếu đối với mọi người. Bút bi nhỏ gọn, bền lại vô cùng dễ sử dụng. Giá thành mỗi chiếc bút bi khoảng 3000-5000 đồng/ một chiếc, phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên. Nhờ có chiếc bút bi mà chúng ta có thể ghi chép được những kiến thức, những bài văn, bài thơ… Bảo quản bút bi cũng không hề cầu kì, khi sử dụng xong chỉ cần bấm nút lại hoặc đóng nắp để đảm bảo bút bi khi rơi không va chạm với mặt đất sẽ dẫn đến hỏng ngòi bút.
Bút bi có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên. Không có bút bi, con người không thể ghi chép nhanh những việc quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta nên giữ cho bút bi sạch đẹp tránh làm rơi bút.
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70, 80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen…) có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài. Trong ruột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và dai giúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái. Lò xo hoặc ren để gắn kết các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng loại gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng: “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chất lượng, bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Nhìn chung, bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nội nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì đặt bút xuống để viết. Nếu mực nhạt, ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phải ký những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người.
Bài hơi dài với lại mình cũng không biết viết như nào cho ngắn nên bạn thông cảm nha:)) Xin câu trl hay nhất nha
Bài hơi dài với lại mình cũng không biết viết như nào cho ngắn nên bạn thông cảm nha:))
Xin câu trl hay nhất nha