thuyết minh về một di tích thắng cảnh ở đắk lắk ( Không cần quá chi tiết chỉ cần nêu ra các ý chính và đặc diểm)

thuyết minh về một di tích thắng cảnh ở đắk lắk ( Không cần quá chi tiết chỉ cần nêu ra các ý chính và đặc diểm)

2 bình luận về “thuyết minh về một di tích thắng cảnh ở đắk lắk ( Không cần quá chi tiết chỉ cần nêu ra các ý chính và đặc diểm)”

  1. Nằm ở vùng Tây Nguyên, Miền Trung nước ta cách Sài Gòn gần 400 km, Đắk Lắk là một điểm đến háp dẫn đối với du khách muốn khám phá cuộc sống và văn hóa các đồng bào Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và có truyền thống văn hoá đa dạng. Phong cảnh nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hoang sơ của núi rừng pha lẫn sự hiện đại của thành phố thị. Đến với Đắk Lắk các bạn cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên với những dãy núi đồi hùng vĩ, những cánh rừng cà phê xanh bạt ngàn, được cảm nhận bản sắc dân tộc qua không gian văn hóa cồng chiêng. Nơi đây có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng như thác Bảy Nhánh, thác Krông Kmar, khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, Hồ Lăk, Hồ Ea Kao. Đắk Lắk gồm nhiều dân tộc sinh sống nên văn hoá và đời sống đa dạng và đặc sắc tạo nên một bầu không khí vui nhộn nhưng không kém phần ngộ nghĩnh khác lạ.
    Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba nước ta. Cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đắk Lắk được chia thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông. Phía đông Đắk Lắk giáp với Phú Yên và Khánh Hoà.
    Đắk lắk là vùng có khí hậu gồm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Cò mùa khô thì bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Nếu bạn là một người yêu thích hoa và muốn được ngắm những bông hoa quỳ nở rực cả vùng núi Tây Nguyên thì thời gian lý tưởng để đến với đắk lắk là tháng 12 đến tháng 3.
    Nếu bạn muốn đi từ Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đến Đắk Lắk bạn có thể đặt máy bay ở các hãng như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar. Từ Thành phố Hồ Chí Minh – Buôn Mê Thuột: giá vé xấp xỉ 1.000.000 đồng/chiều. Tuy nhiên, nếu bạn săn được thời điểm giá vé rẻ thì chỉ 600.000 đồng chiều. Còn từ Hà Nội – Buôn Mê Thuột: giá vé nằm ở khoảng 2.800.000 đồng. Từ Đà Nẵng – Buôn Mê Thuột: giá vé thấp nhất sẽ tầm khoảng 2.100.000 đồng. Nếu bạn không muốn đi máy bay bạn có thể đi bằng xe khách, ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng có các tuyến xe khách lớn đi đến Đắk Lắk. Xe khách đi từ TP HCM đến Buôn Mê Thuột có các chuyến xe với giá dao động trong khoảng 200.000 đồng. Còn từ Hà Nội có các chuyến xe với giá vé từ 600.000 – 700.000 đồng, di chuyển trong vòng hơn 1 ngày. Từ Đà Nẵng đến Đắk Lắk  có các chuyến xe di chuyển trong vòng 12 tiếng với giá vé là 250.000 đồng.
    Đến Đắk Lắk các bạn có thể cảm nhận được sự hoà hợp giữa mình với thiên nhiên thoát khỏi cuộc sống hiện đại. Cảm nhận thứ mà mình luôn tìm kiếm cảm giác như được bay lên khi leo lên tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam hay còn gọi đá voi mẹ với chiều dài khoảng 200m với chu vi dưới chân đá khoảng 500m, chiều cao là khoảng hơn 30m. Lưu ý khi bạn leo lên đỉnh đá Voi Mẹ bạn phải thật sự cẩn thận để tránh bị gió mạnh thổi làm ngã hay trượt tay.
    Từ trên đỉnh Đá Voi Mẹ các bạn có thể nhìn thấy được quan cảnh bao quát cảnh của hồ Yang Reh và dãy Chư Yang Sin, nơi được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên. Đến với Đắk Lắk không thể không nhắc đến. Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ nhất Đắk Lắk và lớn thứ hai Việt Nam với chiều rộng 5 km. Xung quanh hồ có những dãy núi được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh. Bạn có thể dùng thuyền để đi ngắm các cảnh xung quanh của hồ Lắk, ghé thăm các làng, ngắm nhìn khung cảnh lao động của người dân nơi đây hay tạt vào các khu chợ cóc thử các món ăn vặt.
    Tỉnh Đắk Lắk có các bảo tàng như: Bảo tàng các dân tộc Việt Nam nằm gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk nằm tại số 04 Nguyễn Du nay là 02 Y Ngông, được bao bọc bởi 3 đường Lê Duẩn, Y Ngông (trước đây là đường Nguyễn Du) và đường Lê Hồng Phong. Bảo tàng Cách mạng ở Buôn Ma Thuột (đường Lê Duẩn, gần ngã 6 trung tâm.).
    Bảo tàng lan rừng Troh bư Buôn Đôn – Xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn. Nhà đày Buôn Ma Thuột. Bảo tàng Đắk Lắk là một công trình kiến trúc kết hợp giữa một nhà rộng, một nhà dài của người Ê Đê và nhà trệt của người M’Nông. Nhắc đến Đắk Lắk cũng không thể thiếu các công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng vào những thế kỷ trước. Du Khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc sáng tạo cùng những hiện vật phong phú để có thêm cơ hội hiểu về cuộc sống, sắc màu văn hóa các dân tộc.
    Biệt điện Bảo Đại cũng là một công trình kiến trúc gần gũi và mộc mạc với nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên. Biệt Điện này với tuổi thọ trên 80 năm đã trở thành một công trình kiến trúc cổ. Nếu bạn là một người thích khám phá các ẩm thực của từng vùng miền, bạn có thể thưởng thức các ẩm thực truyền thống tại đắk lắk.
    Do Đắk Lắk có đến 44 dân tộc anh em nên ẩm thực ở đây thực đa dạng, hội tụ các món ăn của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đầu tiên là món Sở dĩ món ăn có tên bún đỏ bởi cái màu đỏ đặc trưng của nước dùng làm nên. Với sự kết hợp của các nguyên liệu như gạch cua, trứng cút, rau ăn … cùng với một màu đỏ rực như lửa tạo nên một màu sắc độc đáo làm nên hương vị của món bún đỏ này. Bạn có thể tìm đến ăn bún đỏ tại các quán vỉa hè góc đường Lê Duẩn, Phan Đình Giót…
    Món bún giò chìa có nước dùng khá giống với món bún bò Huế tuy nhiên, nguyên liệu làm nên bún đậm chất Tây Nguyên sẽ là điểm khác biệt khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Món bò nhúng me, món ăn này được nhận xét là món ăn khiến bạn ăn mãi không chán với vị chua chua, ngọt ngọt của nước me khi ăn kèm thịt bò thái mỏng thêm tỏi phi. Bò nhúng me mà ăn cùng bánh mì thì ngon hết chỗ chê.
    Nghe đến đây thôi mà đã thấy muốn chạy thẳng đến Đắk Lắk để thưởng thức đặc sản, ẩm thực truyền thống, cảm nhận cái vị ngọt ngọt thơm thơm chua chua cay cay hoà trộn vào hương vị của từng món ăn.Còn gì tuyệt hơn khi được thưởng thức những món ăn ngon tại Đắk Lắk cùng với tách cà phê thơm ngon vào những buổi chiều chiều , bạn có thể nhâm nhi cà phê thơm ngon tại làng cà phê Trung Nguyên. Cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
    Điểm dừng chân tiếp theo là vườn quốc gia Yok Đôn là vườn quốc gia rất rộng nhất Việt Nam bởi nó nằm trên địa bàn 3 huyện bao gồm huyện Buôn Đôn, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Những cánh rừng ở vườn quốc gia Yok Đôn chủ yếu là rừng tự nhiên. Phần lớn rừng là rừng khộp và đây cũng là vườn quốc gia duy nhất trên nước ta bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
    Đến với Yok Đôn bạn có thể vui chơi và khám phá như cưỡi voi, đi tản bộ trong rừng hay đạp xe địa hình băng qua các cánh rừng nguyên sinh. Ngoài ra, đi du thuyền độc mộc trên dòng Serepok cũng là trải nghiệm rất thơ mộng chỉ có Tây Nguyên.Buôn Đôn hay Bản Đôn đã từng được nhắc đến rất nhiều trong bài hát của trẻ thơ như bài chú voi con ở bản đôn. Điều thú vị nhất khi đến với Buôn Đôn chính là hoạt động cưỡi voi, bạn sẽ chỉ cần bỏ 300.000 đồng để cưỡi những chú voi dễ thương trong vòng 30 phút với 3 người, một chú voi có thể đưa tầm 3-4 người đi vòng quanh Buôn.
    Cảm giác thích thú trên hành trình cưỡi voi này nhất là lúc những chú voi đi băng qua sông Serepok. Một điểm đến nổi tiếng ở Buôn Đôn chính là nhà của huyền thoại săn voi Amakong cùng với loại rượu mang tên ông. Bạn phải băng qua một cây cầu treo dài nhất Việt Nam. Đây sẽ là một trải nghiệm khó quên khi bạn ghé thăm Buôn Đôn. Ở đắk lắk có một nơi gọi là Akô Đhông. Akô Đhông có nghĩa là “suối đầu nguồn”,Nằm cuối đường Phan Chu Trinh, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, Akô Đhông chính là nguồn cội tạo nên thành phố Buôn Mê Thuột ngày nay. đây là buôn làng hùng mạnh và giàu có nhất vào thời xưa.
    Vào những dịp lễ hội tại Akô Đhông  các già làng đứng ra tổ chức lễ hội để giữ gìn nếp sống, văn hóa buôn làng. Đến với tây nguyên không thể nào quên được các khu du lịch sinh thái như Kotam và Ea kao. một điểm đến đáng để bạn trải nghiệm khi đến khu du lịch sinh thái Kotam là nơi đây sở hữu những con đường hoa dã quỳ, tạo nên một nét thơ mộng cho các bạn chúng ta có thể đứng lại ngắm nhìn những bông hoa nở vàng rực vào tháng 12. Ngoài ra, không gian văn hóa của các dân tộc Đắk Lắk cũng được thể hiện trong các khu trưng bày tại kotam. Còn khu du lịch sinh thái Ea kao là một nơi các bạn có thể cắm trại hay tổ chức picnic ngoài trời cạnh hồ Ea kao.
    Cây kơ-nia cổ thụ nằm trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm tỉnh, là một loài cây gỗ lớn, cao khoảng 15-30m cùng với đường kính 40-60cm. Cây kơ-nia cổ thụ được xem là nơi trú ngụ của các vị thần. Ngoài ra, cây kơ-nia còn gắn với hình ảnh Tây Nguyên từ bao đời nay, bóng cây to lớn che chắn cho người dân nơi đây bao đời.
    Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Khi đến Đắk Lắk vào những dịp lễ hội như Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống.
    Lễ hội đua voi tháng 3 hàng năm tại khu vực Bản Đôn – Huyện Buôn Đôn các chú voi sẽ phải chạy đua, bơi vượt sông, đá bóng…trước sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo du khách và người dân trong khu vực. Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực.
    Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Lễ hội cà phê là một lễ hội được tổ chức ở Đắk Lắk để tôn vinh cây cà phê,  Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột và được tổ chức hàng năm. Lễ cúng Bến nước    , lễ mừng lúa mới,lễ đâm trâu, lễ bỏ mả là một trong những lễ hội  truyền thống ở Đắk Lắk và là nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng Tây nguyên.
    Đắk Lắk là một nơi du lịch tuyệt vời cho người đi một cảm giác trở về  với thiên nhiên và thấy được vẻ đẹp của đất nước khi thăm quan các vùng miền khác nhau Tua Hai ngày một đêm của chúng tôi đến đây đã kết thúc . Đừng bỏ lỡ một trải nghiệm nào khi đến đắk lắk. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ cùng với gia đình bạn bè và người thân.

    Trả lời
  2. Nhà đày Buôn Ma Thuột bản hùng ca đầy tự hào của dân tộc
           Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.
           Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.
           Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.
           Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.
           Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều. Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.
           Sau kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi kết thúc bằng chiến thằng Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ nhảy vào Việt Nam thế chỗ Pháp với những âm mưu, thủ đoạn, tinh vi, hiện đại hơn. Nhà đày Buôn Ma Thuật tiếp tục được đưa vào sử dụng với nhiều công trình được xây mới nhằm tạo sự phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Quân đội Mỹ đã cho xây một bức tường ngăn đôi nhà đày, một bên sẽ làm kho chứa quân nhu, phần còn lại làm khu cải huấn, hai cổng mới ở phía Tây cũng được mở. Ngoài ra, một số công trình như: nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ, nhà Quốc thái dân an… cũng được xây thêm.
           Di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột còn được nhắc đến với tên gọi nhà phạt. Nơi đây cũng giống như bao nhà tù trên khắp nước Việt Nam, nó không những là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác tàn độc của Đế quốc – Thực dân, mà nơi đây còn được coi như một ngôi trường lớn đã tạo lên những người chiến sĩ cách mạng kiên trung cho đất nước.
           Vùng đất này xưa kia rất hoang vu, khí hậu khắc nghiệt có thể nói là chốn “rừng thiêng nước độc”, địa hình rừng núi đan xen ao hồ, sông suối rất phức tạp nên hầu như không có người dân sinh sống tại đây. Thế nhưng tại chính nơi đây Thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù này để giam giữ và cô lập họ. Điểm đặc biệt của nhà giam này nằm ở việc các tù nhân sẽ phải tự xây nhà tù cho chính mình. Với 6 dãy nhà lao, các tù nhân sẽ được chia thành các khu tùy vào mức án nặng hay nhẹ.
           Ngày nay, những du khách đến tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột không phải vì những cảnh đòn roi, tra tấn dã man mà đến đây du khách sẽ cảm nhận được ý chí đấu tranh kiên trung, bất khuất của những người tù Cộng sản từng bị giam giữ nơi đây. Và cũng chính “địa ngục trần gian” đã từng là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước như đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguy

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới