thuyết minh về một phương pháp cách làm thuyết minh về một món ăn giúp em với
thuyết minh về một phương pháp cách làm
thuyết minh về một món ăn
giúp em với
2 bình luận về “thuyết minh về một phương pháp cách làm thuyết minh về một món ăn giúp em với”
Trong kho tàng quý báu về tinh hoa của Việt Nam, thì ẩm thực đóng vai trò quan trọng vào việc góp phần thể hiện bản sắc dân tộc. Nếu có ai hỏi bạn rằng: “ món ăn truyền thống của dân tộc” thì bạn sẽ trả lời sao nhỉ? Đối với tôi thì chắc chắn tôi sẽ trả lời ngay đó là Bánh Chưng- một món ăn mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Nếu bạn là một người con của đất Việt thì chắc bạn đã nghe qua một lần trong đời.
Cứ mỗi năm, vào dịp Tết đến xuân về, người người, nhà nhà lại đi sắm Tết, mua đủ những vật dụng, đồ ăn trong những ngày Tết âm lịch. Và chiếc bánh chưng là không thể thiếu. Khi ăn những chiếc bánh chưng deo dẻo. mềm mềm. có bao giờ bạn tự hỏi, chiếc bánh chưng đã có từ bao giờ, nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Chiếc bánh chưng đã có từ rất lâu đời, từ hàng nghìn năm trước đây. Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng,…. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Từ đó, phong tục bánh chưng ngày Tết đã ra đời và kéo dài cho tới ngày nay
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Chiếc bánh chưng tượng chưng cho đất có hình vuông đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh gói bên ngoài bằng những chiếc lá dong xanh mướt. Người ta dùng những chiếc lạt để buộc bánh chưng lại cho chặt.
Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa vì hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương để trong đẹp mắt . Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An,…) sẽ thơm và bở hơn. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng cho thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi,…. phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt thường là thịt lợn nên chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn,… Gia vị các loại như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ nhanh bị ôi, thiu. Vài gia cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống,..tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này. Ngoài ra còn có phụ gia tạo màu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi như lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Một số vùng vẫn hay dùng lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo.Gạo nếp phải nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác, những viên sạn sỏi lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 10-12 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh thì giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã được đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài.
Cách gói tay không thông thường thì cũng khá đơn giản, đầu tiên rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới. Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo. Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh. Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt. Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ.Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông. Tiếp tục gấp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay, chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho nếp, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập. Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp
Với cách gói có khuôn,khuôn thường làm bằng gỗ khoảng 20 cm x 20 cm x 7 cm .Các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn để vừa kích thước khuôn và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn thường thì gói 4 lá. Khi đó thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh. Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Phải chuẩn bị gạch kê nồi đầu tiên rồi đến củi lửa. Sau đó đặt nồi lên, rồi xếp bánh. Chú ý khi xếp bánh phải xếp dọc bánh. Cách xếp này vừa tiết kiệm diện tích nồi vừa giúp cho bánh dễ chín đều hơn. Sau đó nồi mới được cho nước và nhóm lửa. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ lúc nước sôi và duy trì nước sôi liên tục, phải đun bánh từ 10-12 giờ. Trong quá trình đun, thi thoảng phải kiểm tra lượng nước, nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh. Không được đổ thêm nước nguội nếu không sẽ làm hỏng bánh. Nên để sẵn chậu nước bên cạnh nồi để tận dụng nhiệt lượng. Những chiếc bánh ở trên nên được lật giở để giúp bánh chín đều hơn. Sau khi đun bánh xong, vớt bánh ra vừa rửa qua nước để sạch lớp mỡ dính trên vỏ,chỉ rửa lướt qua, không nên để bánh dưới dòng nước quá lâu nếu không nước sẽ tràn vào bên trong bánh. Rửa bánh xong phải xếp bánh ngay ngắn trên một mặt phẳng, sau đó lấy một mặt phẳng khác đè lên trên để ép hết nước trong bánh ra ngoài ,chỉ nên ép trong 2-3 giờ đồng hồ nếu không bánh sẽ bị méo. Sau đó, phải nắn bánh sao cho vuông, cho đẹp và vừa mắt.
Bánh chưng rất ngon nếu được chế biến và thưởng thức đúng cách. Bóc bánh ra, phải nhẹ nhàng bóc lấy từng lớp vỏ xanh mướt, ta thấy bánh nhìn rất đẹp, rất dẻo và rất xanh là bánh chưng đã đủ ngon. Cắt bánh, chúng ta có thể dùng luôn lạt buộc bánh, tùy cắt làm mấy khúc như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau. Ngoài ra cũng thường thấy cách cắt bánh chưng vuông theo phương ngang và khi đó các miếng bánh ở giữa sẽ nhiều nhân hơn.
Bánh chưng có rất nhiều loại : bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, … Bánh chưng ngũ sắc có 5 màu tượng trưng cho : Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bánh chưng tuy có các loại khác nhau nhưng luôn mang trong mình cùng một ý nghĩa thiêng liêng: tượng trưng cho đất mẹ bao la, có đầy đủ nguyên liệu gạo thịt tượng trưng cho muôn loài.
Sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiêu trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng gói ghém trong nó cả một nên văn minh. Cái bánh chưng là sản phẩm của trông trọt và chăn nuôi Việt Nam: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn. Bánh chưng còn gắn với huyền thoại vê chàng Lang Liêu- một người con thứ của vua Hùng. Ngoài ra vào ngày Tết, trên bàn thờ của mỗi gia đình đều không thể thiếu được chiếc bánh chưng. Theo tín ngưỡng của người việt cổ thì bánh chưng tượng chưng cho đất mẹ các nguyên liệu toàn là là những sản vật tinh túy thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người vì vậy bánh chưng còn có thể làm quà tặng cho nhau
Muốn bánh chưng giữ được lâu thì người ta phải hút chân không hoặc cho vào trong tử lạnh để khi ăn chúng ta có thể sán hoặc luộc lại. Khi cất bánh chưng. Chúng ta cũng phải cất thật cẩn thận tránh bị chuột gặm hoặc mốc.
Bánh chưng là một sản vật quý giá mà ông cha ta truyền lại cho con cháu đời sau, là một nét đẹp văn hóa lâu đời. Nó là một thứ bánh hoàn hảo, không thể thiếu trong dịp lễ Tết của người miền Bắc nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung. Nó là biểu tượng của tổ tiên, là một nét đẹp truyền thống cần phải gìn giữ và phát huy.
Tên món ăn: Đậu phụ sốt cà chua Nguyên liệu: _Đậu phụ(2 bìa),hành lá(2->3 cọng),hành khô(1 củ), gia vị(mắm,muối,bột ngọt),cà chua(2 quả),dầu ăn,1 bát nhỏ nước
Các bước thực hiện
+cắt đậu phụ(thành hình vuông có kích thước vừa ăn),cắt hành khô(băm nhỏ),cà chua cắt ra tầm 6 phần mỗi quả +cho dầu vào chảo, đợi cho dầu nóng rồi cho đậu phụ vào rán lên +sau khi rán xong thì vớt đậu ra một cái tô,lấy hành khô đã băm nhỏ rồi đem cho vào chảo vừa rán đậu vẫn còn dầu phi lên cho thơm rồi sau đó cho cà chua đã cắt sẵn vào đảo đều cho tới khi cà chua đã chín hẳn và cho ra nước sốt +cho nước vào chảo nước sốt rồi thêm gia vị(mắm,muối,bột ngọt),tiếp đến là cho đậu đã rán vào đảo đều cho tới khi cảm thấy món ăn đã sẵn sàng thì cắt thêm hành lá bỏ vào rồi xơi ra một cái tô hoặc đĩa rồi thưởng thức Yêu cầu -thơm mùi đặc trưng của món ăn,món vừa ăn ko quá mặn ko quá nhạt,nước sốt có màu đỏ sẫm (gửi tus nha chúc tus học tốt,à nếu có chỗ nào sai sót thì mong mn góp ý giúp mik ạ tại đây là lm theo kinh nghiệm cá nhân á )
Nguyên liệu:
_Đậu phụ(2 bìa),hành lá(2->3 cọng),hành khô(1 củ), gia vị(mắm,muối,bột ngọt),cà chua(2 quả),dầu ăn,1 bát nhỏ nước
+cho dầu vào chảo, đợi cho dầu nóng rồi cho đậu phụ vào rán lên
+sau khi rán xong thì vớt đậu ra một cái tô,lấy hành khô đã băm nhỏ rồi đem cho vào chảo vừa rán đậu vẫn còn dầu phi lên cho thơm rồi sau đó cho cà chua đã cắt sẵn vào đảo đều cho tới khi cà chua đã chín hẳn và cho ra nước sốt
+cho nước vào chảo nước sốt rồi thêm gia vị(mắm,muối,bột ngọt),tiếp đến là cho đậu đã rán vào đảo đều cho tới khi cảm thấy món ăn đã sẵn sàng thì cắt thêm hành lá bỏ vào rồi xơi ra một cái tô hoặc đĩa rồi thưởng thức
Yêu cầu
-thơm mùi đặc trưng của món ăn,món vừa ăn ko quá mặn ko quá nhạt,nước sốt có màu đỏ sẫm
(gửi tus nha chúc tus học tốt,à nếu có chỗ nào sai sót thì mong mn góp ý giúp mik ạ tại đây là lm theo kinh nghiệm cá nhân á )