Trong tiểu luận : Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết : ”Bắt dễ ở cuộc đời hằng ngày của mỗi con người , văn nghệ l

Trong tiểu luận : Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết : ”Bắt dễ ở cuộc đời hằng ngày của mỗi con người , văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người . Nghệ thuật mở rộn khả năng của tâm hồn , làm cho con người vui buồn nhiều hơn , yêu thương và căm hờn được nhiều hơn” . Em hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Làm sáng tỏ qua truyện lão hạc của Nam Cao

2 bình luận về “Trong tiểu luận : Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết : ”Bắt dễ ở cuộc đời hằng ngày của mỗi con người , văn nghệ l”

  1. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn

    Trả lời
  2. 1. Giải thích
    – Bắt đầu từ cuộc sống hàng ngày của con người: bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống, nhưng không bê nguyên si hiện thực cuộc đời, không sao chép, quy chụp tất cả, văn học phản ánh cuộc sống ở những mặt bản chất nhất. Hiện thực trong văn học là hiện thực thứ hai, được nhìn dưới lăng kính nghệ thuật của nhà văn. Hiện thực thứ hai còn thực tế hơn thực tế ngoài đời.
    – Văn nghệ sáng tạo được sự sống cho tâm hồn con người: Từ hiện thực được tái hiện trong tác phẩm, nhà văn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình. Nhà văn lớn trước hết phải là nhà tư tưởng lớn. Những tư tưởng ấy tác động vào tâm hồn người đọc, làm tâm hồn con người sống dậy lên những tình cảm đẹp đẽ. Vì dù nói đến cái xấu, cái ác thì văn học vẫn có mục đích là để con người ghen ghét những cái xấu, cái ác đó mà hướng tới cái đẹp, cái thiện.
    – Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn: đọc tác phẩm văn học là ta được sống trong thế giới nhà văn tạo nên, tạo cho ra những rung động thẩm mỹ, tâm hồn phong phú hơn.
    – Văn học có chức năng thanh lọc tâm hồn con người. Sự sống của tâm hồn chính là sự sống của những tình cảm tốt đẹp, của những rung động thẩm mỹ, yêu cái đẹp, cao cả, ghét những gì tầm thường, thấp kém. Chức năng lớn nhất của văn học là hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới