từ bài bàn luận về phép học hãy viết 1 bài văn nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. ko chép mạng

từ bài bàn luận về phép học hãy viết 1 bài văn nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. ko chép mạng

2 bình luận về “từ bài bàn luận về phép học hãy viết 1 bài văn nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. ko chép mạng”

  1. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ nổi tiếng thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử và nền chính học của nước nhà.
    Vậy học để làm gì? Học để tiếp nhận những kiến thức quan trọng mà ta không biết. Học để biết rõ đạo lý làm người. Học để trở thành một người tốt, người tài giỏi. Hành là đem những lý thuyết kiến thức mà mình đã học được để thực hành vào đời sống. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng , lấy lí thuyết soi sáng thực hành , lấy thực hành củng cố lí thuyết, học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. “Theo điều học mà làm” có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống . Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước , học là cầu cho biết , học là để mà làm”. Tại sao học phải đi đôi với hành? Tại sao phải làm theo điều đã được học? Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, “chữ chứa đầy bụng”, nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Vì không “học đi đôi với hành”, vì không biết “theo điều học mà làm” nên nhiều người “đua học hình thức cầu danh lợi” như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích . Nếu như bạn muốn trở thành bác sĩ thì phải biết về thuốc, công dụng của thuốc và các biểu hiện của bệnh. Còn nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ thì bạn phải học thanh nhạc để biết cách hát thế nào là hay, là tốt . Nếu bạn muốn làm dược sĩ thì bạn phải biết rõ các thành phần trong thuốc và có tác dụng như thế nào thì mới kê thuốc được. Vậy đấy , bất cứ nghề nào cũng cần phải học lý thuyết thì mới thực hành được. Nếu như bạn không học lý thuyết thì bạn có thể thực hiện được những công việc đó một cách suôn sẻ được không. Câu trả lời là hoàn toàn không thể. Bạn sẽ không thể làm được việc gì nếu không có tri thức và bạn cũng không thể có tri thức nếu không học. Nếu như chỉ thực hành mà không học thì bạn không thể làm mọi việc mà mình muốn tốt được. Còn nếu chỉ học mà không thực hành thì bao nhiêu công sức tiền bạc của bạn đổ dồn vào việc học đều vô nghĩa vì bạn không làm gì hết thì chẳng có lý do gì phải học cả. “Học đi đôi với hành”, “Theo điều học mà làm” là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết , để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học và hành có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời.
    Lời dạy của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ nhưng vẫn còn sáng ngời giá trị trong thời đại ngày nay, trở thành kim chỉ nam để cho tuổi trẻ học tập và rèn luyện.
    Chúc học tốt 
    Mong bạn cho mk 5 sao

    Trả lời
  2. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ nổi tiếng thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử và nền chính học của nước nhà.
    Vậy học để làm gì? Học để tiếp nhận những kiến thức quan trọng mà ta không biết. Học để biết rõ đạo lý làm người. Học để trở thành một người tốt, người tài giỏi. Hành là đem những lý thuyết kiến thức mà mình đã học được để thực hành vào đời sống. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng , lấy lí thuyết soi sáng thực hành , lấy thực hành củng cố lí thuyết, học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. “Theo điều học mà làm” có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống . Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước , học là cầu cho biết , học là để mà làm”. Tại sao học phải đi đôi với hành? Tại sao phải làm theo điều đã được học? Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, “chữ chứa đầy bụng”, nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Vì không “học đi đôi với hành”, vì không biết “theo điều học mà làm” nên nhiều người “đua học hình thức cầu danh lợi” như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích . Nếu như bạn muốn trở thành bác sĩ thì phải biết về thuốc, công dụng của thuốc và các biểu hiện của bệnh. Còn nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ thì bạn phải học thanh nhạc để biết cách hát thế nào là hay, là tốt . Nếu bạn muốn làm dược sĩ thì bạn phải biết rõ các thành phần trong thuốc và có tác dụng như thế nào thì mới kê thuốc được. Vậy đấy , bất cứ nghề nào cũng cần phải học lý thuyết thì mới thực hành được. Nếu như bạn không học lý thuyết thì bạn có thể thực hiện được những công việc đó một cách suôn sẻ được không. Câu trả lời là hoàn toàn không thể. Bạn sẽ không thể làm được việc gì nếu không có tri thức và bạn cũng không thể có tri thức nếu không học. Nếu như chỉ thực hành mà không học thì bạn không thể làm mọi việc mà mình muốn tốt được. Còn nếu chỉ học mà không thực hành thì bao nhiêu công sức tiền bạc của bạn đổ dồn vào việc học đều vô nghĩa vì bạn không làm gì hết thì chẳng có lý do gì phải học cả. “Học đi đôi với hành”, “Theo điều học mà làm” là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết , để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học và hành có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời.
    Lời dạy của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ nhưng vẫn còn sáng ngời giá trị trong thời đại ngày nay, trở thành kim chỉ nam để cho tuổi trẻ học tập và rèn luyện.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới