viết 1 bài văn nêu suy nghĩ của em về khổ 3,4,5 trong bài ông đồ
viết 1 bài văn nêu suy nghĩ của em về khổ 3,4,5 trong bài ông đồ
1 bình luận về “viết 1 bài văn nêu suy nghĩ của em về khổ 3,4,5 trong bài ông đồ”
Viết 1 bài văn nêu suy nghĩ của em về khổ 3,4,5 trong bài ông đồ
____Bài Làm____
Vũ Đình Liên là một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ, hoài niệm những giá trị văn hóa cổ truyền một thời đã xa. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy chính là bài thơ “Ông đồ”. Trong bài thơ “Ông Đồ”, khổ thơ đã làm cho tôi ấn tượng nhất đó là khổ 3, khổ 4 và khổ 5
Vũ Đình Liên sinh năm 1913 và mất năm 1996. Vũ Đình Liên thuộc trong những nhà thơ ở lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Phong cách thơ của ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông Đồ” được sáng tác vào năm 1936. Bài thơ “Ông Đồ” thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của Ông Đồ và qua đó, bài thơ đã toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nối tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ
Dẫu rằng, sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng trong ngày Tết và nét chữ “phượng múa rồng bay” kia đã cố níu kéo láy một chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại và nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc. Hình bóng lẻ loi, cô đọc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu…”
Chữ “nhưng”đứng đầu câu như cánh cửa khép mở hai thời kì, qua rồi, các thời đắc ý của Ông Đồ thì mọi người hân hoan đón dợi, giờ đây ông vẫn xuống phố nhưng đã bị mọi người thờ ơ, quên lãng. Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm “người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hóa Nho Học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy , sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thấm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của nó.
Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của một Ông Đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay “
Bằng hi vọng mỏng manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng com manh áo, Ông Đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng đó là những con người tấp nập qua lại hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động là bóng dáng cô độc của ông Đồ. Sự đối lập giữa ông Đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi, thương cảm. Giữa chốn không gian đông người ấy, ông Đồ ván ngồi ở đấy, bóng dáng trầm tư có khắc chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trong ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh. Không gian hoang vắng đến thê lương “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thẫm đẫm nỗi buồn, cũng như số phận hẩm hiu của ông Đồ đã đến lúc kết thúc.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh hoa đào nhưng chính sự có mặt của hoa đào càng gợi lên sự thiếu vắng của ông Đồ. Cảnh đấy và người đâu?
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Thực sự đến giờ bài thơ như chứa đựng cả một hệ vấn đề. Vòng tuần hoàn của đát trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ông Đồ không còn nữa. Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hóa, Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người, ở đó là một niềm nhơ thương vời vợi. Khi bóng dáng ông Đồ không còn. Những tinh hoa của giá trị tinh thần dã hoàn toàn mất hẳn? “Những người mua năm cũ” chính là Ông Đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm day dứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm người xưa và người nay được nối liền.
Bài thơ ông Đồ đã có sự kết hợp thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích, Không những thế, nhà thơ Vũ Đình Liên còn dùng giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi. Bài thơ còn được sử dụng biện pháp nhân hóa kết hợp với việc lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng. Ở khổ cuối bài thơ, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ để nhắc nhở mọi người đừng lãng quên đi quá khứ và bản sắc của dân tộc
Qua đó, 3 khổ thơ cuối cùng của bài thơ Ông Đồ như một tiếng thở dài, một niềm xót xa, thương tiếc. Một thành trì văn hóa lâu đời hầu như sụp đổ hoàn toàn. Bởi vậy, ba khổ cuối bài thơ không dùng ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc đáng được trân trọng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”