viết đoạn giới thiệu về Nguyễn Thiếp viết đoạn giới thiệu về Lý Công Uẩn
viết đoạn giới thiệu về Nguyễn Thiếp
viết đoạn giới thiệu về Lý Công Uẩn
1 bình luận về “viết đoạn giới thiệu về Nguyễn Thiếp viết đoạn giới thiệu về Lý Công Uẩn”
*Đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Thiếp:
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong cư sĩ. Người đời mến mộ ông, nên gọi là La Sơn phu tử hay La Sơn tiên sinh. Nguyễn Thiếp quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện Căn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tư chất thông minh, tài cao, đức trọng. Sau khi đỗ Hương Cống (Cử nhân), Nguyễn Thiếp ra làm quan trên 10 năm, cụ từ quan, dựng am trên núi Thiên Nhẫn, sống cuộc đời ẩn dật. Vua Quang Trung rất kính ái và trọng vọng Nguyễn Thiếp; nhiều lần tặng lụa và vàng bạc, nhưng ông đều đa tạ và chối từ. Nguyễn Thiếp đã để lại một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, khoảng 100 bài thơ, bài văn, phần lớn bằng chữ Hán, trong đó có trên 10 bài tấu, khải, tựa, kí, thư từ. Nhà sử học Phan Huy Chú khi bình phẩm về thơ Nguyễn Thiếp, đã viết: “… thơ thanh nhã, lí thú thung dung, thực là lời nói của người cố đức”. Trong các sáng tác của ông thì tiêu biểu là các tác phẩm: Bài tấu “Luận học pháp” (Bàn luận về phép học); các bài thơ: “Vũ trung vọng cố hương” (Trong mưa nhìn quê cũ); “Phù Thạch phùng lão ngư” (Gặp ông già đánh cá ở Phù Thạch),… Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ qua một vài tác phẩm ấy đã cho thấy tấm lòng ưu ái của ông.
*Đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn:
Lý Công Uẩn (974 –1028) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Do đó vào năm 1010 (năm Canh Tuất), một sự kiện hết sức trang trọng đã diễn ra, dưới niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất, Lí Công Uẩn ông đã viết bài “Chiếu dời đô” bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), sau đó nơi đây đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, làm Đại Việt phát triển phồn vinh, sánh ngang với các vương triều phong kiến phương Bắc. Ông đã góp công xây dựng vương triều Lí trở thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đại đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kì lớn mạnh, hùng cường của dân tộc.
1 bình luận về “viết đoạn giới thiệu về Nguyễn Thiếp viết đoạn giới thiệu về Lý Công Uẩn”