viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” cíu mình vớiiiiiiii

viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
cíu mình vớiiiiiiiii

2 bình luận về “viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” cíu mình vớiiiiiiii”

  1. Qua hai câu thơ trên ta thấy được hoàn cảnh lúc nhà thơ viết bài thơ là vào một cảnh đêm khuya . lúc đấy là nhà thơ hồ chí minh bị bắt vào ngục . ngài cứ đứng nhìn trăng rồi ngẫu hứng viết ra bài thơ này . vầng trăng vũng nhìn qua khe cửa để xem nhà thơ viết văn 

    Trả lời
  2. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Hai câu thơ cuối trong bài thơ “Ngắm trăng” đã ghi lại khoảnh khắc kì diệu – một cuộc hội ngộ giữa người và trăng:
    “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
    Không một âm thanh, một tiếng động, tất cả đều im lặng trong giây phút giao hòa mãnh liệt của người và trăng. Dường như người tù đã quên đi cảnh giam cầm, để tâm hồn bay bổng, siêu thoát, vượt khỏi chốn ngục tù. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của trời đất, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng cũng cảm động vì tình người và nhận ra cốt cách thi nhân. Trăng đâu còn là đối tượng của thiên nhiên, là vẻ đẹp để thưởng thức mà đã thành kẻ tâm giao người tri kỉ, bè bạn của người tù. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, của cái song sắt nhà tù kia như biến thành thi nhân. Ở câu thơ thứ ba, Bác dùng chữ “nhân” (người) để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến câu cuối, người ngắm trăng đã biến thành “thi gia” (nhà thơ). Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có người thơ và tri kỉ: vầng trăng. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới