viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:”Nhưng mỗi năm mỗi vắng

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:”Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giâý đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

2 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:”Nhưng mỗi năm mỗi vắng”

  1. Khổ thơ với nỗi buồn sâu lắng về tình cảnh thực tại của ông đồ khiến ta vô cùng đau xót. Ngay đầu đoạn thơ, với cách diễn đạt tương phản “nhưng” nhà thơ đã phản ánh một sự đối lập giữa hai hoàn cảnh trước và nay. Ông đồ và cho chữ, dường như đó không còn là những điều thân thuộc mà trở nên xa vời. “Người thuê viết nay đâu” đó là câu hỏi tu từ được đặt ra trong niềm khắc khoải khôn cùng. Nhân hóa hình ảnh của giấy, của mực, ta càng thấy xót xa cho ông đồ cùng một giá trị văn hóa đẹp bị phai mờ dần theo thời gian. Những giấy, những mực “buồn, không thắm, đọng, sầu” hay đó cũng là nỗi niềm trăn trở, khắc khoải, nuối tiếc của con người?
    Câu nghi vấn: in đậm

    Trả lời
  2. Bốn câu thơ trong bài Ông đồ đã cho thấy hình ảnh ông đồ thời tàn. Nhà thơ sử dụng điệp từ “mỗi” cùng quan hệ từ “nhưng” nhằm nhấn mạnh sự vắng dần của nguời thuê viết cùng với thời gian. Câu hỏi tu từ “người thuê viết nay đâu?” cho thấy cảm xúc buồn, tiếc nuối cho thời huy hoàng đã qua của ông đồ. Tất cả nay chỉ còn là dĩ vãng. Phố vẫn đông, ông đồ vẫn ở tại vị trí quen thuộc nhưng ông không còn là trung tâm của sự chú ý mà trở thành một khối cô đơn giữa đời. Nỗi buồn tẻ ấy  còn lan sang cả giấy “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”. Nhân hóa  “buồn, sầu” cho ta thấy được giấy đỏ đã phai nhạt theo năm tháng, mực lắng lại vì lâu ngày không ngày sử dụng. Nỗi buồn lắng đọng và lan sang cả những vật vô tri, vô giác. Khép lại bốn câu thơ là dòng cảm xúc buồn, xót xa trước một thời đã qua của ông đồ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới