Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về phong trào thơ mới có câu nghi vấn (kh chép mạng)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về phong trào thơ mới có câu nghi vấn
(kh chép mạng)

1 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về phong trào thơ mới có câu nghi vấn (kh chép mạng)”

  1. Nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổi lên hai trào lưu văn học tiêu biểu: Văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Nhắc đến trào lưu văn học lãng mạn không thể không nhắc đến thơ Mới. Đây là một phong trào văn học xuất hiện và nồ rộ trong vòng mười năm nhưng những thành tựu nó để lại là vô cùng lớn, làm nên một cuộc cách tân có ý nghĩa cách mạng về thơ ca.
    Thơ Mới ra đời là sự vận động phát triển của thơ ca nói chung mang tính tất yếu: đã đến lúc phải đổi mới, cách tân, nhất là về mặt thể loại để thoát khỏi tính qui phạm hạn chế cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó là sự biến đổi trong đời sống xã hội cũng làm nảy sinh một bộ phận công chúng mới và không thể không kể đến ảnh hưởng của văn học phương Tây nói chung, thơ ca lãng mạn và trường phái thơ tượng trưng Pháp nói chung. Quá trình hình thành của thơ Mới được đánh dấu bằng bài viết “Một lối thơ mới trình làng giữa làng thơ” kèm theo bài thơ “Tình già” của Phan Khôi đăng trên tờ “Phụ nữ tân văn” vào tháng 10 năm 1932. Trong bài viết của mình, Phan Khôi công khai chĩa mũi nhọn vào thơ ca cũ, loại thơ gắn liền với những qui phạm, niêm, luật, vần, đối gò bó, chặt chẽ. Từ đó, ông đề xướng, ra một tư tưởng mới: Thơ phải vượt ra khỏi tính qui phạm ấy. Thơ không bị bó hẹp bởi số câu, số chữ lại càng không bị chi phối bởi qui định bằng trắc, niêm luật trong thơ cũ. Với sự kiện này, Phan Khôi đã gây nên được cả một cao trào hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào thơ Mới đã chiếm được ưu thế trên thi đàn.Thu gọn (-)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới