Vt đoạn văn ngắn 12 câu trình bày cảm nhận của e về khổ thơ t3 bài thơ ôg đồ trong đó sử dụng 1 câu cầu khiến và 1 phép só sá

Vt đoạn văn ngắn 12 câu trình bày cảm nhận của e về khổ thơ t3 bài thơ ôg đồ trong đó sử dụng 1 câu cầu khiến và 1 phép só sánh
(mong mày giúp đang cần gấp ạ)
ai trả lời hộ vote 5 sao

2 bình luận về “Vt đoạn văn ngắn 12 câu trình bày cảm nhận của e về khổ thơ t3 bài thơ ôg đồ trong đó sử dụng 1 câu cầu khiến và 1 phép só sá”

  1. Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: “Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

    Trả lời
  2. Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới ,ông sáng tác nhiều bài thơ rất hay và hấp dẫn ,trong đó phaỉ nhắc đến bài thơ Ông Đồ .Trong bài thơ ở khổ thơ thứ ba tác giả đã miêu tả lại hình ảnh ông đồ thời suy tàn .Cách miêu tả của tác giả đã làm cho người đọc người nghe có lòng đồng cảm và xót thương cho ông đồ .Tác giả đã rất tinh tế trong việc mượn những vật vô tri vô giác để thể hiện cảm xúc của con người ,qua hình ảnh giấy đỏ buồn ko thắm ,mực đọng trong nghiên sầu là biểu tượng cho sự tẻ nhạt ,sắc đỏ của giấy trở nên vô duyên nó gợi lên cho ta thấy rằng phong tục chơi câu đối ngày Tết nay đã bị mai một bởi sự tiến hóa của xã hội ,và cuối cùng là biến mất hoàn toàn . Ngoài ra tác giả còn sử dụng câu hỏi tu từ để bộc lộ thêm cảm xúc buồn đau ” Người thuê viết nay đâu ” đây ko phải để hỏi mà nó làm tăng ko khí ảm đạm ,lạnh nhạt trong bài thơ .Khổ thơ này khác biệt so với những khổ thơ thứ nhất và thứ hai bởi nó nêu lên được nỗi buồn của ông đồ ,của tác giả về nền văn hóa phong kiến đã bị lãng quên .Vũ Đình Liên đã gây cho ta nhiều cảm xúc luyến tiếc ko chỉ qua hình ảnh ông đồ thời suy tàn mà tiếc cả những thời huy hoàng của nền văn hóa ấy nay đã ko còn .Qua đó cho chúng ta hiểu rằng sự tiến hóa một cách nhanh chóng của xã hội khiến cho nền văn hóa cổ của người dân Việt ta ngày càng mai một và thay vào đó là phong tục ,văn hóa của các nước khác ,vì vậy nên việc bảo vệ ,gìn giữ nền văn hóa của dân tộc ta là vô cùng cần thiết ,hãy luôn trân trọng và giữ mãi vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc.
    Chúc bn học tốt ;D

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới