a, Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, b

a, Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa
b.Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tóa lên phủ mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
c, Trong tác phẩm ” Truyện Kiều”, thi hào Nguyễn Du tỏ ra tài tình trong việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Với Nguyễn Du, việc miêu tả diện mạo, phúc sức, dáng điệu của nhân vật không bao giờ chỉ đơn thuần là sự vẽ lại hình dáng bề ngoài. Ngược lại, dưới ngòi bút của bậc thiên tài ấy, cái dáng vẻ bề ngoại luôn giúp cho người đọc hình dung rõ bản chất và tính cách bên trong.
tìm phép liên kết

2 bình luận về “a, Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, b”

  1. a)  Phép liên kết:
    + Phép liên kết ( liên tưởng bao hàm): vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ( chỉ màu sắc)
    b) phép lặp: mặt trời 
    c) 
    + Phép thế: Thi hào – Nguyễn Du – bậc thiên tài ấy 
    + Phép lặp: Nguyễn Du
    + Phép nối: ngược lại 
    #water

    Trả lời
  2. a, Phép liên kết :
    + Phép liên tưởng (liên tưởng đồng loại) : vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,..
    b, Phép liên kết : 
    + Phép lặp : mặt trời.
    c, Phép liên kết :
    + Phép lặp : Nguyễn Du
    + Phép thế : Nguyễn Du – bậc thiên tài ấy 
    + Phép nối : Ngược lại.
    ——————————————————————-
    Các khái niệm :
    + Phép lặp : lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (lặp từ ngữ)
    + Phép thế : Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
    + Phép nối : Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
    + Phép liên tưởng : Sử dụng cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
    @ Phép liên tưởng đồng loại : Chỉ những đối tượng đồng chất ngang hàng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
    #Tâm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới