Ai còn thức hong aaa Chỉ tui cách viết thân bài nghị luận về tình cảm cha con của ông sáu với aaaaa
Ai còn thức hong aaa
Chỉ tui cách viết thân bài nghị luận về tình cảm cha con của ông sáu với aaaaa
2 bình luận về “Ai còn thức hong aaa Chỉ tui cách viết thân bài nghị luận về tình cảm cha con của ông sáu với aaaaa”
Cách viết thân bài nghị luận về tình cảm cha con của ông Sáu:
II. Thân bài
1. Tình cảm của cha con ông Sáu
a. Trước khi bé Thu nhận cha
-Tình cảm ông Sáu dành cho con:
Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.
Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.
– Tình cảm của bé Thu dành cho cha:
Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.
b. Phần còn lại của câu chuyện
– Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
– Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
– Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà
– Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.
– Tượng trưng cho tình cha con bất tử.
=>Tóm lại:
Qua “Chiếc lược ngà”,người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả – Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.
2. Nghệ thuật truyện
– Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le
– Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
– Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
– Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh. Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh. Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu. Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.
2. Phân tích
*) Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.
a. Trên đường về thăm nhà
Trong lòng ông bồi hồi xúc động: cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu.Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sống trong tình cảm cha con, mà lâu nay ông chưa từng được sống, bấy lâu ông mong đợi.Khi trông thấy đứa trẻ chơi trước sân nhà, ông đã cất tiếng gọi con thân thương trìu mến bằng tất cả tấm lòng mình: Thu con! Ba đây con! Ba đây con.
=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc. Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không , ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: Bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.
b. Những ngày ở bên con
– Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông luôn ở bên con không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách an ủi vỗ về nó.
Ông tìm mọi cách để mong được nghe một tiếng ba nhưng đều thất bại. Khi má bảo Thu kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng. Thu nói trống không: Con kêu rồi người ta không nghe. Hai từ người ta mà Thu kêu làm ông đau lòng, khổ tâm.Trong bữa cơm, bằng lòng thương của người cha ông Sáu gắp cho con cái trứng cá to và vàng ươm, ông tưởng con sẽ đón nhận vậy mà nó bất thần hắt cái trứng cá ra khỏi chén. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, ông giận quá đánh con đã làm mất tia hy vọng cuối cùng về tình phụ tử.
c. Trong những ngày ở khu căn cứ
Anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt.Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên mà cũng là duy nhất.
=> Cho nên, nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược, trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng.
Trước lúc hy sinh, dường như chi có tình cha con là không thể chết, không còn đủ sức trăng trôi điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cử nhìn bạn hồi lâu.
=> Nhưng đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
2 bình luận về “Ai còn thức hong aaa Chỉ tui cách viết thân bài nghị luận về tình cảm cha con của ông sáu với aaaaa”