“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong ti

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Phân tích đoạn thơ trên, từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác bày tỏ khao khát gắn bó với một đống tượng và thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết dành cho đối tượng ấy mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung này.

1 bình luận về ““Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong ti”

  1.  Vào trong lăng, không gian thời gian như ngưng kết:
       “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
        Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
        Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
        Mà sao nghe nhói ở trong tym?”
     Ngắm nhìn hình ảnh Bác nhà thơ nghĩ đến Bác đang còn trong “giấc ngủ bình yên”. Lúc còn sống và quê hương còn bóng giặc nên người luôn trăn trở thao thức.
       “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
                                      – Cảnh khuya – Hồ Chí Minh –
     Không chỉ 1 vài đêm mà sự thao thức trăn trở đó như 1 lẽ thường tình.
       “Đêm nay Bác ngồi đó
        Đêm nay Bác không ngủ
        Vì một lẽ thường tình
        Bác là Hồ Chí Minh”
                             – Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ –
     Nhà thơ đã dùng nghệ thuật nói giảm nói tránh để phủ nhận 1 sự thật đau lòng.
     Lúc còn sống, Bác yêu trăng và sáng tác thơ về trăng:
       “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” 
                                      – Ngắm trăng – Hồ Chí Minh –
     Lúc này, vầng trăng vẫn luôn cạnh người gần gũi soi sáng cho giấc ngủ của Người. Ánh trăng đã tạo nên 1 không gian đẹp lung linh huyền ảo tô thêm vẻ đẹp cho Bác và thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác.
     Hai câu thơ là sự diễn tả, mâu thuẫn giằng xé giữa lí trí và tình cảm.
       “Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
        Mà sao nghe nhói ở trong tim”
     Lí trí hiểu là công ơn của Bác như trời xanh cao rộng, Bác bất tử như trời sao được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh là mãi mãi”. Dù hiểu là như thế nhưng niềm xúc động vẫn trào dâng “nghe nhói ở trong tim”. Hình ảnh ẩn dụ đã bộc lộ niềm tiếc thương vô hạn của Viễn Phương nói riêng của nhân dân Việt Nam nói chung trước sự ra đi của Bác. Bác ra đi là sự mất mát lớn của toàn thể dân tộc để lại bao tiếc thương cho con người Việt Nam.
       “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
        Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa,…”
                                           – Bác ơi – Tố Hữu –
     Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa Bác.
       “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
        Muốn làm cây tre trung hiến chốn này.”
     Nỗi niềm xúc động lưu luyến được bộc lộ qua cụm từ “thương trào nước mắt”, là tình cảm dồn nén bên trong được thể hiện thành tiếng khóc nghẹn ngào. Chính sự nghẹn ngào đó đã cho ta thấy niềm xúc động, sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ cũng là toàn thể dân tộc đối với Bác.
     Ba dòng thơ cuối, nổi bật nhất là cụm từ “muốn làm” đây là biện pháp nghệ thuật điệp ngữ điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh khát vọng chân thành, mãnh liệt của nhà thơ. Ba câu thơ là ước vọng của tác giả. Ước vọng đó chính là tấm lòng, tình cảm của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác. Và đó cũng là tiếng lòng mà nhà thơ Viễn Phương đã nói hộ đồng bào miền Nam, dân tộc Việt Nam.
     Hình ảnh cụm từ “con chim hót quanh lăng Bác” với tiếng ca như ru cho giấc ngủ của Người. Hình ảnh “đóa hoa tỏa hương đâu đây” lại là biểu tượng của cái đẹp, vừa như tô điểm cho lăng Bác vừa dâng lên Người những đóa hoa tươi thắm, thể hiện tấm lòng thành kính yêu thương. Đặc biệt là bài thơ lật lại bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này”. Nếu ở khổ đầu “cây tre” là khách để được nhìn thấy thì ở khổ cuối cây tre là chủ thể được tác giả hóa thân vào. Hình ảnh cây tre trung hiếu là tấm lòng thủy chung, son sắt, là lời quyết tâm của nhà thơ nói riêng, của dân tộc nói chung, sẽ đi theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn.
    @Oliver Wood
    16/5/2022

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới