Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: – Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đố

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính….cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2: Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích?
Câu 3: Tìm lời dẫn của nhân vật có trong đoạn trích. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Nếu là cách dẫn trực tiếp, hãy viết lại đoạn văn trên và chuyển sang cách dẫn gián tiếp?
Câu 4: Ông Hai nói: Làng chợ Dầu chúng em Việt gian tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Câu 5: Tại sao tác giả lại để ông Hai nói sai sự mục đích?
Câu 7: Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
mik cần gấp ạ thanks

1 bình luận về “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: – Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đố”

  1. Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
    – Đoạn trích trên trích trong văn bản: Làng.
    – Tác giả: Kim Lân
    – Hoàn cảnh sáng tác: Sinh ra trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Câu 2. Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích?
    – Từ ngữ xưng hô: ”tôi, em”
    Câu 3. Tìm lời dẫn của nhân vật có trong đoạn trích. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Nếu là cách dẫn trực tiếp, hãy viết lại đoạn văn trên và chuyển sang cách dẫn gián tiếp?
    – Lời dẫn: ”Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính….cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.”
    to Đây là lời dẫn trực tiếp.
    – Viết lại sang gián tiếp:
    Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên, ông bảo với bác chủ nhà rằng Tây nó đốt nhà ông rồi. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng vừa lên cải chính….cải chính cái tin làng Chợ Dầu của ông Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.
    Câu 4. Ông Hai nói: ”Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
    – Nghệ thuật: Hoán dụ.
    + Dấu hiệu: Tác giả dùng biện pháp hoán dụ nhằm lấy cái ”Làng Chợ Dầu” để chỉ tất tần tật người dân trong làng.
    Câu 5. Tại sao tác giả lại để ông Hai nói sai sự mục đích?
    – Trong câu trên, tác giả nhằm muốn ông Hai biểu hiện cái ”sai sự mục đích” đó rõ ràng. Tuy nhiên ông Hai lại nói sai, chuyển từ nghĩa đúng ”mục kích” thành ”mục đích”.  Từ đó thấy được nét miền quê, người nông dân làm ruộng, đồng thời là cái đặc biệt về tính cách, hành động của nhân vật ông Hai.
    Câu 7. Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
    Nhà văn Kim Lân đã gầy dựng nên một nhân vật hết sức thành công, khi đọc đến đoạn ông Hai bị giặc đốt nhà nhưng ông lại vui mừng đến nổi múa may. Chẳng phải ai cũng sẽ bất giác thừ người vì hành động này sao? Ta biết rằng, ngôi nhà luôn là một thứ quan trọng nhất của con người, nơi đặc biệt cất giấu những kỉ niệm, luôn là nơi ta có thể quay về nhưng trước cái sự ”đốt nhẵn” ấy ông Hai lại trông có vẻ vui sướng lắm. Đó là sự vui vẻ, sung sướng, một cái gì đó hân hoan đến cao trào, vui lắm, nếu hiểu được, thắm thía được tâm trạng chính của ông Hai bây giờ thì tình huống này không chỉ bình thường mà còn rất đáng xảy ra. Bởi vì sao? Lúc bấy giờ, làng ông mang cái danh là ”Việt gian” nhưng nghe tin nhà bị đốt tức người làng vẫn còn ủng hộ cụ Hồ, vẫn còn theo kháng chiến, điều đó như để chứng minh ông Hai – một người làng Chợ Dầu không phải Việt gian, cũng không phản bội đất nước. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cái vui cũng thực sự chưa vui lắm, mất nhà thì ai mà chẳng xót nhưng hiểu rõ hơn nhà cháy thì dần dần lại xây lên như thường nhưng vinh dự làng bí dập tắt, cái tôi của ông cũng chẳng còn, ông thà giữ lấy cái vui sướng của làng mà bù đắp cho cái buồn của nhà. Thế chắc hẳn rằng, cái tình yêu làng, yêu tổ quốc của ông Hai là rất mãnh liệt, rất lớn và sẵn sàng làm mọi thứ vì cái làng của mình, bởi ông ”nhớ làng lắm”, ông yêu làng lắm!
    $#T$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới