Bài 1: Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của đoạn trích sau Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và c

Bài 1: Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của đoạn trích sau
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

1 bình luận về “Bài 1: Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của đoạn trích sau Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và c”

  1. – Liên kết về nội dung: Các câu văn cùng nói về chủ đề chung của văn bản là phong cách và lối sống giản dị của Bác Hồ.
    -> Khái quát được chủ đề của đoạn văn.
    – Liên kết về hình thức:
    + Phép lặp: chiếc nhà sàn.
    + Phép nối: Và, quả như.
    + Phép thế: vị Chủ tịch nước – chủ nhân chiếc nhà sàn – Người.
    + Phép liên tưởng: Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
    -> Tác dụng của các phép liên kết: Giúp cho đoạn văn trở nên mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn cả về nội dung lẫn hình thức.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới