Bài tập 1. Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không? 1.

Bài tập 1. Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không?
1. Ôi chao, Bác hôm nay phấn khởi quá nhỉ?
2. Hồng ơi, chúng ta dừng ở con đường phía trước nhé!
3. Lan ơi, tớ trả quyển sách nhé!
4. Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hồ Chí Minh)
5. Lan lớp trưởng lớp 9B, vừa xinh đẹp lại rất học giỏi.
6. Những ai đã từng được đặt chân tới Nam Định đều không thể nào quên được hương vị của món Bún Bò (một đặc sản của vùng đất Nam Định)
7. Khí metan, công thức hóa học CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng ankan.
8. Ankan là hydrocacbon no không tạo mạch vòng gồm một số khí: metan, etan, propan, butan, pentan
9. Hôm nay, cậu mặc cái áo này cũng đẹp đấy.
10. Chắc chắn hôm nay trời sẽ mưa.
11. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
12. Chà, con bé đó biết cả nấu ăn đấy!
13. Trời ơi, chỉ còn có năm phút (Trích Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long)
14. – Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
– Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
15. Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thản hay câu cảm thán?
16. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê)
17. Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Làng Kim Lân)
18. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Bài tập 2 . Chỉ ra thành phần tình thái trong câu văn dưới đây. Thử thay thế bằng từ tình thái khác xem mức độ chắc chắc sự việc thay đổi thế nào? Nhận xét cách dùng từ tình thái đó của tác giả?
Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. (Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng)
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI – MÌNH ĐANG CẦN GẤP

1 bình luận về “Bài tập 1. Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không? 1.”

  1. Bài 1:
    1. Ôi chao: thành phần cảm thán
    2. Hồng ơi: thành phần gọi đáp
    3. Lan ơi: thành phần gọi đáp
    4. Hỡi: thành phần gọi đáp
    5. Lớp trưởng lớp 9B: thành phần phụ chú
    6. Một đặc sản của vùng đất Nam Định: tp phụ chú
    7. Công thức hóa học CH_4: tp phụ chú
    8. Metan, etan, propan, butan, pentan: tp phụ chú
    9. Cũng: tp tình thái
    10. Chắc chắn: tp tình thái
    11. Có lẽ: tp tình thái
    12. Chà: tp cảm thán
    13. Trời ơi: tp cảm thán
    14. Bác ơi, vâng: tp gọi đáp
    15. Từ in đậm trg câu thơ là câu cảm thán
    16. Dường như: tp tình thái
    17.  – Thưa ông: tp gọi đáp
    – Vất vả quá: tp cảm thán
    18. Tôi nghĩ vậy: tp phụ chú
    => Nếu k có các tp biệt lập trg câu thì nghĩa của câu k thay đổi
    Bài 2:
    –  Tp tình thái: Có lẽ
    –  Có thể thay thế bằng các từ như: dường như, có vẻ như, chắc hẳn,….
    –  Nếu ta thay bằng từ ”dường như, có vẻ như” sẽ thể hiện mức độ tin cậy thấp hơn ”có lẽ”, thay bằng từ ”chắc hẳn” thì thể hiện mức độ tin cậy cao hơn ”có lẽ”
    => Cách dùng từ tình thái ”có lẽ” của t/g là phù hợp vs việc đc nhắc đến trg câu vì việc anh Sáu khổ tâm là t/g chỉ phỏng đoán là có lẽ có độ tin cậy k cao nhg cg k thấp bởi trước đó anh Sáu bị con của mik phớt lờ, nói trổng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới