bằng đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc .mn làm nhanh gi

bằng đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc .mn làm nhanh giúp em với copy mạng cũng dc ạ.làm ơn giúp em vs ạ sắp thi r

2 bình luận về “bằng đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc .mn làm nhanh gi”

  1. Điển hình cho người nông dân yêu nước không thể không nhắc đến nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân mà đỉnh điểm của tình cảm ấy ở tình huống khi ông nghe tin làng chợ dầu theo giặc. (1) Khi nghe tin Làng chợ Dầu mà mình hằng mong nhớ, ngày ngày tự hào lại theo giặc, trở thành Việt gian thì ông sững sờ, xấu hổ, ” cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng chừng không thể thở được.” (2) Từ đỉnh điểm của niềm vui, niềm tự hào , hạnh phúc khi ông bước ra khỏi phòng thông tin và nghe được người đàn bà tản cư kể chuyện ông Hai như rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ,ông không tin, cố trấn tĩnh bản thân lại ông cố hỏi lại người đàn bà tản cư nhưng rồi người đàn bà ấy kể rành rọt quá, lại khẳng định bản thân ” mới ở dưới ấy lên”làm ông không thể không tin. (3) Từ lúc ấy tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ làng chợ Dầu Việt gian nó xâm chiếm, nó thành nỗi ám ảnh day dứt khi nghe tiếng chửi bọn Việt gian ông” cúi gằm mặt mà đi”. (4) Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi nhìn lũ con “nước mắt ông giàn ra”, bao nhiêu tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông đân hết mực yêu quê. (5) Ông đấu tranh nội tâm giữa tin và không tin việc làng ông theo giặc rồi ông bắt đầu kiểm điểm từng  người từng người lại trong óc ” họ đều là người có tinh thần cả”, rồi ông lại nghĩ “ai người ta bịa ra cái chuyện ấy…” rồi lời người bàn bà tản cư nói rành rọt quá khiến nội tâm ông ngày càng giằng xé, dằn vặt đau khổ, tức giận mà rít lên chửi ” chúng bay ăn cái ….” ,ông căm ghét bọn Việt gian, ông lại lo cho người làng ông, lo cho những đứa trẻ “biết là ăn buôn bán ra sao”,”ai người ta chứa”,… ông lo lắng mụ chủ nhà sẽ đuổi gia đình ông đi rồi biết đi đâu về đâu. (6) Suối mấy ngày liền , ông không dám đi đâu chỉ ru rú ở nhà , nghe ngóng tình hình bên ngoài , cứ thấy “một đám đông túm lại…”là ông lại nghĩ rằng bọn họ đang nói đến “cái chuyện ấy”, “cái chuyện ấy” giờ đây đã hằn sâu vào trong tâm trí ông khiến ông ngày càng trở lên đau khổ khi nghe thoáng qua tiếng Tây, Việt gian, cam-thông là ông lại lủi ra sau nhà, vợ ông cũng không dám nói gì, tránh việc lại nhắc đến “chuyện ấy” với ông Hai.(7) Khi ông đang ròi và tình trạng bế tắc , tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai bởi ông không biết đi đâu về đâu, một ý nghĩ thoáng quá “hay là về làng” nhưng ông vội dập tắt nó ngay bởi về làng là đồng nghĩa với theo tây. phản bội kháng chiến,phản bội cụ Hồ,thế nhưng điều ông lo sợ nhất là mụ chủ nhà đuổi rồi cũng đến.(8) Ông bắt buộc phải ra quyết đinh chọn làng hay chọn tổ quốc thế rồi ông dứt khoát quyết đinh “làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù”, như vậy tuy tình yêu làng của ông dẫu có da diết, có mãnh liệt đến đâu cũng không bằng tình yêu tổ quốc.(9) Đau khổ tột cùng, dằn vặt,đau đớn khi phải chọn ra quyết định như vậy ông đã đến nói chuyện với đứa con út của mình và hỏi nó :”- Thế nhà con ở đâu? – Nhà ta ở làng chợ Dầu.” và “-Thế con ủng hộ ai?- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”đó không chỉ là hỏi đứa con của mình mà còn là tự hỏi bản thân của ông Hai .(10) )Qua lời nói vơi con ta có thể thấy từ một người nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến ,tình yêu nào yêu nước đã hòa quyện là một trong ý nghĩ,tình cảm ,dường như ông đang tự nhắn nhở bản thân ” ủng hộ Cụ Hồ “”ủng hộ kháng chiến”(11). Việc làm của hai tình cảm với thống nhất và quyền nước tình yêu nước được đặt cao hơn rộng hơn tình làng. (12)
    artemis

    Trả lời
  2. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm ” Làng” của Kim Lân là người có tình yêu làng sâu đậm. Vì yêu làng ,mà ông như sụp đổ hoàn toàn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai cảm thấy đau xót vô cùng . Ông không tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Ông đã phải hỏi lại đến hai lần rằng điều đó có phải là sự thật không. Và khi người ta xác định rõ ràng đó là sự thật rồi thì ông như chết lặng. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu mà đi,đi để khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Dường như chẳng thể tiếp tục một mình gặm nhấm nỗi đau , ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :” Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải – trái, đúng – sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân.  Đó là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của người nông dân chất phác ấy.
    Hay thì cho ctlhn nha !!!!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới