-Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời được thể hiện như thế nào trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải -Mùa xuân đất

-Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời được thể hiện như thế nào trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải
-Mùa xuân đất nước con người VN được thể hiện như thế nào trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải
-Tâm niệm sống của Tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải

2 bình luận về “-Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời được thể hiện như thế nào trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải -Mùa xuân đất”

  1. Khổ 1:
    Với nét bút giản dị, tinh tế, bức tranh thiên nhiên mùa xuân đã được nhà thơ Thanh Hải khắc hoạ bằng những hình ảnh tự nhiên, giàu sức tưởng tượng.
                  “Mọc giữa dòng sông xanh
                    Một bông hoa tím biếc”
    Trc hết, hai câu thơ đầu đã mở ra một ko gian mênh mông, với dòng sông xanh êm đềm trôi và “một bông hoa tím biếc” đang hé nở. Mùa xuân với biết bao màu hoa tươi thắm rực rỡ, nhưng nhà thơ Thanh Hải chỉ lựa chọn miêu tả “một bông hoa tím biếc” – một màu tím pha xanh thật giản dị khiến cho mặt nước thêm tươi sáng, đầy sức sống. Nhà thơ thật tinh tế khi đảo ĐT “mọc” lên đầu câu thơ để nhấm mạnh sức sống mãnh liệt của bông hao mùa xuân đang vươn lên, trỗi dậy để đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát đến cho thiên nhiên, đất nước. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của TH ko chỉ có màu sắc tươi sáng mà bức tranh còn có âm thanh ngọt ngào:
             “Ơi con chim chiền chiện
               Hót chi mà vang trời”
    Đó là âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót lên lời ca say đắm trc vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên. Thán từ “Ơi” kết hợp với câu hỏi tu từ “Hót chi” đã tạo cho câu thơ một giọng điệu êm ái, ngọt ngào đồng thời còn diễn tả cảm xúc vui đến ngỡ ngàng trc một mùa xuân tươi đẹp của đất nước – mùa xuân giàu chất thơ, tràn đầy sức sống và đậm phong vị sứ Huế. Trc mùa xuân tươi đẹp của đất nước, cảm xúc say sưa, ngây ngất, rạo rực của người thi sĩ còn được cảm nhận qua hai câu thơ:
            “Từng giọt long lanh rơi
             Tôi đưa tay tôi hứng”
    Hình ảnh “giọt long lanh” có thể hiểu là giọt sương, giọt mưa mùa xuân long lanh lắng đọng trên từng cành cây kẽ lá. Hình ảnh “giọt sương” còn có thể hiểu là tiếng chim hót mùa xuân, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đc sử dụng rất tinh tế khiến âm thanh tiếng chim vốn vô hình giờ trở nên hữu hình, đọng lại thành từng “giọt long lanh rơi”. Để đón nhận món quà kì diệu của thiên nhiên, nhà thơ đã có một hành động nâng niu và trân trọng: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Từ “hứng” đã diễn tả chân thực tâm trạng say sưa, ngây ngất của con người trước cảnh đất trời vào xuân. Tóm lại, tác giả TH đã thể hiện vô cùng sâu sắc cảm xúc say sưa, ngây ngất, rạo rực trc mùa xuân thiên nhiên đất nước trong khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ.”

    Trả lời
  2. – Bức tranh xuân xứ Huế được chấm phá bằng hình ảnh chọn lọc và giàu sức gợi:
           +” Dòng sông xanh”, “hoa tím biếc”, “chim chiền chiện”.Đó là những hình ảnh, tín hiệu đặc trưng của mùa xuân xứ Huế,gợi lên không gian mênh mông sóng nước và một bầu trời cao rộng, trong veo, không khi vui tươi ngập tràn.
           +Sử dụng những gam màu “xanh, tím”,đây đều là những gam màu lạnh lẽo, ảm đạm nhưng vẫn giúp bức tranh thiên nhiên mùa xuân hài hòa, tươi sáng, giàu sức sống.
    – Từ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, Thanh Hải đã mở rộng để khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” – biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động sản xuất xây dựng đất nước: “Mùa xuân người cầm súng …. Xôn xao.”Nhà thơ cảm nhận mùa xuân đất nước qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”: Biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là cùng chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng ở hậu phương vững chắc.
    – Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp, tự nhiên và giản dị: Con chim hót, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến lòng người. Khát vọng sống của là sáng tạo của nhà thơ Thanh Hải, hình ảnh ấy cùng với bông hoa tiếng chim nốt nhạc trầm tạo nên ý nghĩa của bài thơ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới