cảm nghĩ về nhân vật vũ nương (Tự lm và lm dài giúp m ạ)
cảm nghĩ về nhân vật vũ nương
(Tự lm và lm dài giúp m ạ)
1 bình luận về “cảm nghĩ về nhân vật vũ nương (Tự lm và lm dài giúp m ạ)”
Tất cả mọi thứ trên thế gian này theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại chỉ có duy nhất nghệ thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm dù trải qua bao thế kỉ, qua sự thử thách của dòng đời, nó vẫn còn nguyên vẹn sức sống của mình. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm như thế. Đọc tác phẩm này, người đọc không khỏi ấn tượng trước vẻ đẹp tâm hồn và số phận bi thảm của Vũ Nương – nhân vật chính của truyện.
Nguyễn Dữ là một nhà văn xuất sắc sống ở thế kỉ XVI. Ông học rộng tài cao nhiễu nhương ông chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật, chăm sóc mẹ già và sáng tác văn chương. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong sống 20 truyện của tập “truyền kì Mạn Lục”. Áng văn được người đọc đánh giá là “thiên cổ kì bút”. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút đầy tài năng của mình thì Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên câu truyện rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu truyện về cuộc đời và ái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp về số phân đau thương của người phụ nữ xã hội phong kiến.
Theo lời kể của tác giả, Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, là con nhà kẻ khó, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Như vậy, chỉ với một câu ngắn gọn thì Nguyễn Dữ đã khái quát trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công dung ngôn hạnh và cũng bởi cảm mến dung hạnh của nàng nên Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Chi tiết này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của nàng Vũ Nương. Nhưng ngày từ đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã xây dựng giữa 2 nhân vật này có một sự cách bức. Nếu Vũ Nương xinh đẹp, nết na, đức hạnh thì Trương Sinh lại ít học, đa nghi, hay ghen, luôn phòng ngừa vợ quá sức. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương không xuất phái từ một tình yêu đích thực, bất đồng về giai cấp. Với sự cách bức như vậy thì hẳn rằng cuộc sống của Vũ Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy những phẩm chất tốt đẹp của nàng được phát lộ.
Vũ Nương là người vợ, người phụ nữ hiền thục, nết na, yêu chồng, thủy chung, luôn biết giữ gìn khuôn phép và khao khát có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Vẻ đẹp ấy của nàng được nguyễn Dữ làm nổi bật từ khi kết hôn với Trương Sinh. Lấy chồng dù không có tình yêu đíc thức, cuộc hôn nhân chỉ mang tính chất mua bán, lại biết tính chồng đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên gia đình không bị thất hòa. Nàng là người biết nhen nhóm, giữ gìn và vun đắp ngọn lửa tình yêu. Ước mơ về một gia đình đầm ấm ngỡ là vĩnh viễn nhưng thật mong manh, ngắn ngủi khi chiến tranh xảy ra. Trương Sinh phải ra trận bởi tuy con nhà hào phú nhưng ít học nên phải đi lính buổi đầu. Vũ Nương rất mực yêu thương chồng. Ngày tiễn Trương Sinh lên đường, nàng rót chén rượu đầy như tấm lòng tình cảm nồng ấm chân tình của nàng, nàng giãi bày lòng mình với Trươn Sinh rằng những lời thiết tha, ân tình : “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên.”Vũ Nương trọng hạnh phúc gia đình hơn công danh phù phiếm, nàng chỉ mong chồng bình an trở về thế là đủ rồi. Nàng lo lắng, thấu hiểu được nỗi vất vả, hiểm nguy của chồng nơi biên ải :”Chỉ ê thế giặc khôn lường……mẹ hiền lo lắng.” Nàng còn bộc lộ nỗi nhớ thương chồng da diết, nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng:”Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa sang áo dép…cánh hồng bay bổng.”Những lời nói của nàng thấm đẫm ân tình, cảm động đến mức những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ. Khi Trương Sinh ra trận, Vũ Nương càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn. Nàng là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, ở nhà nàng nhớ chồng da diết, ngày qua tháng lại thoắt đã nửa năm, mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào vơi được. Nguyễn Dữ đã diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ triền miên dai dẳng, ngày qua ngày tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng nơi chiến trận. Vừa thương chồng, nhớ chồng, vừa thương xót cho mình ngày đêm phải đối mặt với nỗi cỗ đơn. Nàng đã gửi gắm trọn vẹn nỗi nhớ thương chồng qua cái bóng trên bức vách. Nàng mượn cái bóng thấy hình ảnh người chồng để vơi bớt nỗi nhớ nhung đằng đẵng. Cái bóng đời thường giản dị nhưng là tất cả tình yêu đối với chồng là khao khát, thú vui nghi gia nghi thất. Chồng ở biên thùy, mình nàng với con thơ, khoảng cách xa xôi cách trở, việc tạo ra cái bóng thể hiện một tình yêu trọn vẹn với chồng, con và gia đình. Không chỉ thế Vũ Nương con thay chồng làm tròn bổn phận của ngươi con, người vợ, người mẹ, thay chồng gánh vác toàn bộ công việc lúc Trương Sinh vắng nhà. Đối với con thơ, nàng hết mực chăm chút, yêu con hết nước. Sau khi xa Trương Sinh đầy tuần, nàng sinh ra bé Đản. Một mình nuôi con thơ, chăm sóc con chu đáo, Việc nàng trỏ bóng mình trên vách và bảo đó là cha bé Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ. Nàng muốn để con trai bớt thiếu vắng đi tình cảm của người cha và luôn cảm nhận được tình cảm của người cha bên cạnh. Tình yêu của nàng giành cho con là minh chứng của niềm khát khao hạnh phúc gia đình. Cùng với tình yêu thương chồng con, Vũ Nương con là một người con dâu hiếu thảo. Nàng đã hóa giải được những định kiến trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu phức tạp của người xưa. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần vật và lấy lời ngon ngọt khuyên lơn để bà vơi đi nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót ma chay, tế lễ cẩn thận như với cha mẹ ruột của mình. Cái tình đó đã cảm thấy cả trời xanh nên trước lúc lâm chung, người mẹ đã trăng trối những lời yêu thương trân trọng với con dâu :”Sau này trời xét lòng lành…như con đã chẳng phụ mẹ.” Tấm lòng thơm thảo của Vũ Nương được ghi nhận trọng vẹn trong lời kể của nhà văn, đó là minh chứng rằng Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo.
Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của mội người phụ nữ, người vợ, người mẹ, người con ở cương vị nào nàng cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đánh được hưởng hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng. Thật ra, nỗi bất hạnh của Vũ Nương không phải bắt ở tấn bi kịch này. Nỗi đau bất hạnh đến với Vũ Nương từ khi nàng chấp nhận cưới Trương Sinh. Từ đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương “vốn là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ.” Sự cách bức ấy cộng thêm cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ nam quyền phong kiến đã khiến cho Trương Sinh cái quyền đánh đuổi vợ không cần chứng cứ rõ ràng. Trong những ngày làm dâu nhà họ Trương, Vũ Nương cũng đâu hạnh phúc hơn gì. Nàng luôn phải đựng sự sét nét “phòng ngừa quá sức” của chồng. Lấy chồng không được bao lâu thì niềm vui “nghi gia nghi thất” của Vũ Nương bị mất bởi chồng “có tên trong danh sách lính đi vào loại đầu”. Nàng với tuổi xuân còn đang phơi phưới vậy mà đã phải gánh chịu nỗi buồn ‘chiếc bóng nam căn” của đời người chinh phụ rồi gánh nặng gia đình chồng cộng thêm nỗi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương. Ngày Trương Sinh trở về nhưng tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng để bù đăp cho những tháng ngày cô đơn vất vả. Tuy nhiên khi Trương Sinh trở về cũng là lúc bi kịch của cuộc đời nàng xảy ra. Câu chuyện của bé Đản – đứa con trai vừa lên ba tuổi về ” Một người đàn ông đêm nào cũng đến” đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ. Với bản tính hay ghen cộng thêm tính gia trưởng thất học, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi mặc cho Vũ nương hết sức phân trần”, mặc cho “hàng xóm can ngăn cũng chẳng ăn thua gì.” Nàng đau khổ đến xé lòng “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sẽ rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa,..”. Bi kịch dâng tràn đến đỉnh điểm, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của chính mình. Còn gì đau đớn, còn gì bi thương hơn thế ?
Ở phần sau của câu truyện, ta thấy được Vũ Nương sống sung sướng dưới thủy cung, được kề cận bên Linh Phi – vợ vua Hải Nam nhưng không vì thế mà ta thấy nàng hạnh phúc và làm sao có thể hưởng thụ hạnh phúc cho được khi quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn. Bi kihj vẫn đeo bám Vũ Nương vào tận chốn thủy cung huyền bí. Người đọc cảm thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng ở cuối truyện :”Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Âm đương đã cách trở đôi đường, hạnh phúc vỡ tan khó lòng hàn gắn lại được. Kết thúc câu truyện bị đát này là một khoảng vắng mênh mông mờ mịt. Đằng sau yếu tố haong đường, câu truyện về nàng Vũ Nương mang đậm tính chất hiện thực và thấm đấm tinh thần nhân đạo.
Tóm lại, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn ở nhân vật Vũ Nương. Nàng hiện lên là một người vợ thủy chung, một người mẹ thương con và một người con dâu hiếu thảo. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn gửi vào đó lời ngợi ca, trân trọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa. Và phải thực sự là một người luôn trân trọng và cảm thông với số phận và cuộc đời của họ, Nguyễn Dữ mới có được một tác phẩm độc đáo đến như vậy. Thật đáng trân trọng !
1 bình luận về “cảm nghĩ về nhân vật vũ nương (Tự lm và lm dài giúp m ạ)”