Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con

2 bình luận về “Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi”

  1. Y Phương là một trong số ít những nhà thơ miền núi có những gắn bó lâu dài với hoạt động văn hóa nghệ thuật đến như vậy. Với một phong cách thơ hồn nhiên, trong sáng, chân thật và cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi, Y Phương đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam ở thế kỉ XX. Một trong những bài thơ gây được tiếng vang lớn trong sự nghiệp cầm bút của ông, in sâu trong tâm trí độc giả đó là thi phẩm “Nói với con” (1980). Bài thơ là lời tâm tình thủ thỉ và niềm hi vọng của người cha dành cho con, mong con khôn lớn, thành người, phát huy những nét đẹp vốn có của quê hương, dân tộc mình. Qua bài thơ, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về những phẩm chất tốt đẹp của “người đồng mình”.
    Trước hết, “người đồng mình” hiện lên là những con người tài hoa, khéo léo trong công việc lao động tươi vui:
    Người đồng mình yêu lắm con ơi
    Đan lờ cài nan hoa
    Vách nhà ken câu hát
    Rừng cho hoa
    Con đường cho những tấm lòng.
    “Người đồng mình” là để chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc. Câu thơ sử dụng từ ngữ hô gọi “con ơi” kết hợp với từ tình thái “yêu lắm” ( “yêu lắm” là cụm tính từ/ Tình thái từ là những từ thêm vào câu để tạo câu theo mục đích nói: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, hãy, đừng chớ, … và dùng biểu lộ tình cảm của người nói) làm cho lời thơ trở nên ngọt ngào, chan chứa niềm tự hào với tình yêu thương quê hương da diết. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của “người đồng mình” được gợi lên qua một số những hình ảnh rất cụ thể, giàu sức gợi: “đan lờ” – dụng cụ đánh bắt cá của người dân miền núi, dưới bàn tay khéo léo đã thành “cài nan hoa”; những ngôi nhà sàn không chỉ được dựng lên bằng những tấm ván gỗ mà còn được tạo nên bởi những “câu hát” – chiều văn hóa, lối sống của “người đồng mình”. Những động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa có tác dụng diễn tả những động tác lao động; lại vừa cho thấy những phẩm chất cần cù, chịu khó, yêu lao động, yêu cuộc sống, chan chứa niềm vui của những bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân miền núi. Đồng thời, cũng dưới khối óc, bàn tay chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của “người đồng mình”, họ đã biến những khu rừng đất trống đồi núi trọc thành nơi cư trú tuyệt vời. Vì thế, rừng núi không chỉ cho măng, cho nứa, cho gỗ mà còn ban tặng cho con người cả những sản phẩm tinh túy nhất của trời và đất đó là những bông hoa tươi thắm rực rỡ sắc màu. Họ khai hoang, lập làng, lập bản, tạo ra những cung đường đi ra thung ra suối, con đường vào làng vào bản, con đường tới trường, tới lớp, con đường ra ruộng, ra đồng… Chính những con đường đó đã được dựng xây lên bởi những “tấm lòng” bao dung, nhân hậu, gắn bó tình đoàn kết của những con người nơi đây.
    Có thể nói, bằng đoạn thơ ngắn gọn với những hình ảnh cụ thể, chân thực, giàu sức khái quát, Y Phương đã làm nổi hình, nổi sắc những bàn tay khéo léo tài hoa trong cuộc sống lao động tươi vui, tràn ngập tình yêu cuộc sống của “người đồng mình”. Thiên nhiên và con người rừng núi hài hòa, gắn bó lẫn nhau trong một cuộc sống thanh bình, yên ả, thơ mộng, hiền hòa.
    “Người đồng mình” không chỉ là những con người tài hoa, khéo léo mà còn là những con người biết lo toan và rất giàu niềm tin, ý chí, nghị lực trong cuộc sống:
    Người đồng mình thương lắm con ơi
    Cao đo nỗi buồn
    Xa nuôi chí lớn
    Câu thơ đầu được điệp lại “Người đồng mình thương lắm con ơi” nhưng đã có sự thay đổi chút ít. Nếu như câu thơ ở khổ đầu là “yêu” tức là xuất phát từ tình cảm chân thành, từ trái tim tha thiết thì đến câu thơ ở khổ hai này lại là: “thương”. “Thương” là một trạng thái tình cảm không chỉ xuất phát từ trái tim yêu thương chân thành nữa mà còn gói ghém cả sự sẻ chia, đồng cảm ở trong lòng. Chính vì thế, “người đồng mình” – những con người cùng miền đất, quê hương, dân tộc cùng chí hướng đã đoàn kết, gắn bó, sẻ chia và đồng cảm với nhau mà dựng xây quê hương mình trở nên ngày một giàu đẹp hơn. Với nghệ thuật đối lập tương phản: ” cao đo – xa nuôi”, “nỗi buồn – chí lớn”, Y Phương đã diễn tả những trạng thái khác nhau của “người đồng mình”. “Nỗi buồn – chí lớn” là khái niệm vô hình nhưng đã được tác giả hình dung cụ thể như có hình, có khối. “Người đồng mình” buồn, lo lắng, khắc khoải ở trong lòng vì trước mắt họ là biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan thử thách; khi mà cả quê hương họ còn chưa vươn tới được tầm cao nhân văn, vẫn còn quanh quẩn với cái đói, cái nghèo. Nhưng “Người đồng mình” không bao giờ nhụt chí, mà luôn mạnh mẽ, vững vàng đối diện với những khó khăn, thách thức ấy, đưa quê hương tiến lên phía trước, trở nên giàu mạnh, phát triển, văn mình. Câu thơ giản dị, mộc mạc, chân chất nhưng đã diễn tả được tinh thần, ý chí quật cường, mạnh mẽ của người dân vùng cao.

    Trả lời
  2. Đoạn văn Diễn Dịch
       (1) Trong khổ thơ trên trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê đã nói về những phẩm chất cao quý của người đồng mình và lời nhắn nhủ của người cha với con gái mình (2) Thật vậy, văn bản viết vào năm 1980, tác giả viết tặng cho con gái mình (3)Người đồng mình giàu ý chí, nghị lực được thể hiện ở ba câu thơ:
    “Người đồng mình thương lắm con ơi
    Cao đo nỗi buồn       
    Xa nuôi chí lớn “
    Nhừoi đồng mình không chỉ là nhưnhx con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động  mà là những con người  giàu nghị lực và ý chí; nếu ở những câu thơ trước Y Phương đã viết “Người đồng mình yêu lắm con ơi” vì đấy là “yêu” cuộc sống, quê hương vui tươi, bình dị bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chán thật nghĩa tình hay thật được sự đáng “yêu” của người đồng mình thì bây giờ tác giả đã viết “thương”, bởi lẽ sau từ “thương” này ta thấy được sự gian khó, vất vả, nhọc nhằn của người đồng mình, ngừoi cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành trước gian truân, thử thách, từ “ơi” thể hiện sự thân thiết mà đầy trìu mến (3) Và có thể nói rằng, bằng tư duy của người miền núi: họ lấy cái cao, cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn; lấy cái xa thẳm của đất để đo ý chí của con người; “cao” và “xa” là các tình từ được sắp xếp theo hướng tăng tiến, thấy được những khó khăn và thử thách càng lớn và thử thách càng lớn thì ý chí của người đồng mình càng trở nên mạnh mẽ hơn (4) Cuộc sống của ngừoi đồng mình còn rất nhiều những nỗi buồn, bộn bề mà thiếu thốn thế nhưng họ sẽ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp để vượt qua tất cả vì học có ý chí và nghị lực (5) Ngừoi đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan nhưng vẫn thuỷ chung nghĩa tình được thể hiện ở sáu cáu thơ tiếp theo:
    “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
     Sống trên đã không chê đá gập ghềnh
     Sống trong thung không chê thung nghèo đói
     Sống như sông như suối
     Lên thác xuống ghềnh
     Không lo cực nhọc “
    lời mong mỏi, thiếu tha của người cha qua từ “dẫu…thì”; tác giả đã sử dụng phép liệt kê kết hợp với ẩn dụ (đá gập ghềnh, thung nghèo đói) để cho ta thấy sự đói nghèo, khó khăn và thiếu thốn cùng với đó ông đã vận dụng thành ngữ dân gian “lên thác xuống ghềnh” để thể hiện cuộc sống chông chênh nhiều vất vả và lam lũ (6) Tác giả nhiều thanh trắc để tạo ra cuộc sông nhiều gian nan, đói nghèo của quả quê hương; ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp điệp từ (sống; không chê) kết hợp với hình ảnh đối xúng để nhấn mạnh hình ảnh của những ngừoi đồng mình, có thể thể là nghào nàn, có thể thiếu thốn về vật chất nhưng học không bao giờ thiếu ý chí nghị lực. à không bao giờ thiếu quyết tâm; người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó với quê hương và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn và khó khăn ấy đã tôi luyện người đồng mình có thể vượt qua được tất cả; ngoài ra ta còn thấy được phép tu từ so sánh (sống như sông như suối) gợi lên vẻ đẹp tâm hồn và ý chí (7) Gian khó là thế nhưng người đồng mình vẫn tràn trề đầy sinh lực, tâm hồn vẫn đầy lãng mạn, trong trẻo như dòng sông, dòng suối; tác giả đã sử dụng hình ảnh quen thuộc của miền núi như: sông, suối, thác, ghềnh cho ta thấy đây là những điều đặc trưng của vùng miền núi, tượng trưng cho môi trường đồng bào miền núi cũng như tượng trưng cho những khó khăn, thử thác và phải chăng những dòng suối, con sông cũng phải lên lỏi qua bao thác ghềnh để rồi được hoà mình vào biển xa rộng lớn, bao la (8) Bên cạnh đó, người cha ca ngời ý thức tự lập, tự cường và tinh thần dân tộc qua bôn câu thơ tiếp theo:
    ” Người đồng mình thô sơ da thịt
     Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
     Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
     Còn quê hương thì làm phong tục “
    “thô sơ da thịt” đây là hình ảnh cụ thể đọc đáo, ngợi ca những con người mộc mạc. giản dị, thô sơ, chất phác, thật thà những con người đó thật chịu thương và chịu khó và để rồi kết hợp với “chẳng nhỏ bé” khẳng định được lớn lao ý chí, nghị lực, niềm tin cháy bỏng, ta nhận ra được một sự tương phản: tuy thô sơ, giản dị về mặt hình thức nhưng phẩm chất tâm hồn thì luôn ngẩng cao đầu(9) Hai câu cuối bị ấn tượng vì nó vừa mang nghĩa tả thực lại vừa mang nghĩa ẩn dụ: nghĩa tả thực là chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao còn nghĩa ẩn dụ bằng chính đôi bàn tay và khối óc, bằng sức lao động người đồng mình xây dựng và làm đẹp cho quê hương; và họ lấy quê hương làm điểm tựa tinh thần với truyền thông phong tục văn hoá đã làm cho con người nơi đây thêm ý chí, nghị lực, câu thơ khái quát được tinh thần tự tôn dân tộc, bảo tồn được giá trị quê hương tốt đẹp bởi chính những người đồng mình nơi đây (10) Bốn câu thơ cuối là lời nhắn nhủ của người cha dành cho người con đã khôn lớn của mình:
    “Con ơi tuy thô sơ da thịt
     Lên đường  
     Không bao giờ nhỏ bé được
     Nghe con”
    “tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ” được nhắc lại như sự thúc giục, giục giã, làm âm điệu thơ trở nên da diết; “lên đường” cho ta thấy người con đã không lớn, tạm biệt gia đình, quê hương để bước vào một trang đời mới và trong hành trang của người con có một thứ quý giá hơn là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương(11) Lời răn dạy mộc mạc, dễ hiểu nhưng ẩn chứa biết bao niềm hi vọng của người cha, niềm hi vọng về đứa con sẽ bước tiếp trên đường đời để giữa vũng và phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương (12) Lời dân dạy thật thiêng liêng như mệnh lệnh của con tim cũng như lời răn dạy từ thế hệ trước dành cho thế hệ sau.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới