Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Không copy mạng

2 bình luận về “Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả và vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi”

  1. + Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.
        + Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả.
     Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

    Trả lời
  2. Qua bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương đã thể hiện vẻ đẹp của người đồng mình và tình cảm sâu sắc của bản thân với những hình ảnh ấy một cách vô cùng khéo léo. Trước hết, người đồng mình là những con người đơn sơ, mộc mạc và vô cùng giản dị.
    “Người đồng mình thương lắm con ơi
    Cao đo nỗi buồn
    Xa nuôi chí lớn”
    Người đồng mình là những người giàu tình cảm, biết yêu thương, lo toan và ước mơ cho cuộc sống sau này. Mặc dù cuộc sống của họ vô cùng vất vả: 
    “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
    Sống trong thung không chê thung nghèo đói
    Sống như sông như suối
    Lên thác xuống ghềnh
    Không lo cực nhọc”
    Qua từng câu thơ ta có thể thấy cuộc sống của họ vô cùng vất vã, sống trên đó, sống trong thung. Nhưng mọi khó khăn ấy đều được  người đồng mình vượt qua một cách dễ dàng. Ở họ toát lên sự thủy chung, gắn bó với những gì thân thuộc nhất của quê hương. Dù sống ở hoàn cảnh “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng họ “không chê”, “không lo” mà luôn “sống như sông như suối”. Sự quyết tâm, ý chí kiên cường vô cùng lớn đã tạo ra động lực để họ có thể vượt qua tất cả khó khăn, gian lao ấy. Không chỉ vậy, ở họ còn có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.
    “Người đồng mình thô sơ da thịt
    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
    Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ biết “tự đúc đá kê cao quê hương”, luôn có ý thức bảo vệ quê hương, bảo vệ cội nguồn, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp ấy.
    Cuối cùng người cha nhắn nhủ đến con những lời ân tình: 
    “Con ơi tuy thô sơ da thịt
    Lên đường
    Không bao giờ nhỏ bé được
    Nghe con”
    Niềm tin, niềm hy vọng người cha đặt hết vào đứa con bé bỏng, mong con sẽ vững vàng và bước tiếp trong cuộc sống. 
    Như vật, nhà thơ Y Phương đã làm nổi bật những phẩm chất cao quý của người đồng mình, Đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục, tự hào về người đồng mình. Đoạn thưo khép lại nhưng âm vang sẽ còn mãi.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới