Cảm nhận Vẻ đẹp con người Việt Nam qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của

Cảm nhận Vẻ đẹp con người Việt Nam qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. (KO COPY)

2 bình luận về “Cảm nhận Vẻ đẹp con người Việt Nam qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của”

  1. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
    Đó là lẽ sống cao đẹp mà Tố Hữu đã tâm niệm. Thanh Hải cũng không ngoại lệ, ông đã thể hiện niềm khao khát về cuộc sống và ước nguyện được đóng góp qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” cũng như Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” – cô gái thanh niên xung phong dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê. Tất cả họ có chung đặc điểm là được hy sinh hết mình, cống hiến cho đất nước.
    Bức tranh mùa xuân reo vui đầy sinh động và cảm xúc ngất ngây của nhà thơ trước cảnh đất nước, con người vào xuân đã được thay thế bằng cảm xúc tha thiết và sâu lắng khi tác giả nói lên tâm tư và ước nguyện của mình, nhà thơ Thanh Hải đã khéo léo khẳng định ước mong được cống hiến cho đất nước:
    Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến.”
    Điệp từ “ta làm” như một lời khẳng định ước mong cống hiến cho đất nước với nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với liệt kê bằng hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” cho thấy ước nguyện, khát vọng của tác giả. Nhà thơ ước nguyện làm con chim nhỏ để dâng tiếng hát cho cuộc đời, làm cành hoa để tô thêm hương sắc cho mùa xuân. Tác giả muốn làm một nốt nhạc trong bản hòa ca mùa xuân, “một nốt trầm” tuy không ai để ý nhưng góp phần cho bản nhạc thêm sinh động hòa vào bản đồng ca cất lên giai điệu làm xao xuyến lòng người.
    Nếu trong “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước thì trong “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê – nhân vật Phương Định cũng thể hiện được vẻ đẹp của người biết sống cống hiến.
    Phương Định – một cô gái trẻ đầy mơ mộng gạt bỏ hạnh phúc cá nhân đến với chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt làm công việc vô cùng nguy hiểm, cái chết luôn rình rập nhưng với Phương Định chị rất dũng cảm, gan dạ, có cá tính mạnh:
    Công việc của chị và đồng đội là “chạy trên cao điểm” trong khung cảnh “đất bốc khói, không khí bàng hoàng”, “cỏ cây xơ xác”, “tinh thần căng như chão” -> hiện thực chiến tranh khốc liệt -> Phương Định cùng đồng đội lao mình ra phía trước -> chỉ có từ lòng “dũng cảm gan dạ”, lòng quả cảm tuyệt vời, lòng yêu nước thiết tha mới có thể diễn tả dũng khí, phẩm chất cao đẹp của chị.
    Tư thế đàng hoàng, chững chạc của chị khi phá bom: “Tôi đến gần quả bom… đàng hoàng mà bước tới” -> dáng đi lom khom hay thẳng không quan trọng mà quan trọng là có phá được bom hay không và có chết hay không -> không đi khom -> không hèn nhát -> tự trọng, kiêu hãnh.
    Khi kề sát với cái chết, Phương Định có những cảm giác, suy nghĩ: “tôi rùng mình và bỗng cảm thấy…chẳng lành” -> chỉ có sự từng trải, dày dặn kinh nghiệm, thái độ bình tĩnh gan góc của con người đã từng được tôi luyện trong gian khổ mới có được tinh thần quả cảm ấy -> hình ảnh đẹp của các cô gái thanh niên xung phong thật cảm phục
    Giọng điệu thơ tha thiết, cách kể tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo. “Mùa xuân nho nhỏ” đã thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ, “Những ngôi sao xa xôi” với cô gái Phương Định có lý tưởng sống cao đẹp, họ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
    Tóm lại, vẻ đẹp của con người VN dù trong thời bình hay thời chiến tranh đều thể hiện rõ phẩm chất tốt đẹp: sống biết cống hiến cuộc đời mình cho quê hương đất nước. Nếu chúng ta tự hào về một cách khiêm tốn của Thanh Hải thì ta cũng sẽ không ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của Phương Định.

    Trả lời
  2. 1. Mở bài:
    – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
    2. Thân bài:
    a. Hoàn cảnh của Phương Định:
    – Là một cô gái Hà Nội, xung phong vào tuyến đường Trường Sơn.
    – Làm việc cùng hai người đồng đội là Thao và Nho trên tuyến đường ác liệt nhất Trường Sơn.
    – Công việc vất vả, căng thẳng, nguy hiểm luôn rình rập.
    b. Phương Định là một cô gái trẻ, đáng yêu, lạc quan và kiêu hãnh:
    – Cô tự ý thức được bản thân mình “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.
    – Phương Định thích ngắm mình trong gương, làm duyên và tự hào khi được các anh bộ đội hỏi thăm.
    – Cô cũng say mê ca hát “biết nhiều loại” và thường “bịa” lời để hát.
    – Cô hay mơ về Hà Nội tấp nập.
    c. Cô là một người nữ thanh niên xung phong gan dạ, có trách nhiệm trong công việc:
    – Cô luôn tỉ mỉ khi thực hiện nhiệm vụ, không hề sợ hãi “không đi khom”, “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”.
    – Khi gặp nhiệm vụ phá bom khó khăn, cô bình tĩnh xử lý, không sợ hãi cái chết bởi “cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”.
    – Cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    d. Phương Định còn là người rất giàu tình cảm:
    – Cô luôn quan tâm và lo lắng cho đồng đội của mình.
    + Biết chị Thao “sợ máu và vắt”.
    + Với Nho, cô coi nó như em gái của mình “nhỏ bé như một cây kem”.
    – Cô yêu thương đồng đội của minh: khi Nho bị thương, Phương Định đã tự tay chăm sóc cho Nho
    – Cô luôn dành một khoảng để nhớ về quê hương của mình.
    3. Kết bài:
    – Phương Định là đại diện của thế hệ anh hùng.
    II. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Chuẩn)
    Lê Minh Khuê là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của bà thường viết về những người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa, trong số đó Những ngôi sao xa xôi là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện kể về Phương Định, Nho, Thao những nữ thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Thông qua nhân vật trung tâm Phương Định, độc giả cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn đáng quý cùng tinh thần dũng cảm, kiên cường của những nữ chiến sĩ trong cuộc kháng chiến gian khổ.
    Phương Định, Thao, Nho làm nhiệm vụ phá bom, thông đường trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, nguy hiểm nhưng ở họ – những cô gái trẻ luôn toát lên niềm lạc quan, yêu đời. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Phương Định là một cô gái Hà Nội, trẻ trung, xinh đẹp, yêu đời. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, Phương Định đã xung phong vào cao điểm ác liệt nhất của con đường Trường Sơn, làm nhiệm vụ nguy hiểm nhất: phá bom vá đường. Có thể nói, Phương Định là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trẻ thời đó, họ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh xương máu của mình vì độc lập của dân tộc.
    Sống và chiến đấu trong cảnh mưa bom bão đạn nhưng Phương Định lại gây ấn tượng với bạn đọc bởi sự trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Phương Định tự ý thức được về bản thân mình và niềm kiêu hãnh mà không phải cô gái nào cũng có “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Không phải cô gái nào cũng có được sự tự tin và sự tự ý thức bản thân như thế! Điều đó chứng tỏ Phương Định rất coi trọng bản thân cũng như vẻ bề ngoài của mình, rất nhạy cảm và đáng yêu. Biết được các anh bộ đội “hay hỏi thăm minh”, cô cũng vui, tự hào nhưng luôn giấu kín điều đó vào trong suy nghĩ. Đó là nét duyên ngầm mà các cô gái mới lớn thường hay có. Lê Minh Khuê đã khéo léo dựng lên chân dung của một cô gái trẻ rất chân thực, gần gũi và đáng yêu.
    Không chỉ thế, Phương Định còn là một người con gái có tinh thần lạc quan, yêu đời. Giữa chiến trường khói lửa, nguy hiểm rình rập nhưng cô chưa bao giờ chùn bước, luôn có những phút giây vui đùa với đồng đội ngay giữa khó khăn “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. Tinh thần đó có lẽ được hun đúc từ những ngày Phương Định còn ngồi trên ghế nhà trường và là một nữ sinh thanh lịch của đất Hà thành.
    Cũng như bao cô gái khác, Phương Định mê hát. Cô hát mọi thể loại, có khi “bịa cả lời” ra để hát, từ những “Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận” đến “ca chiu sa” của Hồng Quân Liên Xô” hay “dân ca ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm”. Tiếng hát của cô không chỉ là niềm yêu thích mà còn chứa cả lý tưởng, cả tình yêu, sự yên bình của gia đình, …
    Là một cô gái của đất thủ đô, đã từng có thời gian được sống dưới sự ấm êm của gia đình, dưới sự chở che của mẹ nên Phương Định hay mơ về Hà Nội và nghĩ về những kỷ niệm xa xôi khi đặt chân đến chiến trường này. Tâm hồn cô vẫn còn mang những nét trẻ trung như thời còn được ở Hà Nội. Đó là khi trận mưa đá tới, cô đã vui thích tới “cuống cuồng”. Nhưng khi cơn mưa đó tạnh đi vội vã, cô bỗng “tiếc không nói nổi”. Nhưng Phương Định không rõ cô tiếc điều gì. Cô chỉ biết rằng cơn mưa đá đó đã khiến cô nhớ về những kỉ niệm bên mẹ, bên gia đình “tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Người thiếu nữ mới mười bảy – Phương Định vẫn mang trong mình một tâm hồn hết sức trẻ trung, thơ ngây, đáng yêu và hết sức thành thật. Đó là tâm hồn của những cô gái trẻ vừa rời ghế nhà trường đã quyết tâm hiến dâng tuổi xuân của mình để góp phần làm nên mùa xuân của Tổ quốc: một tâm hồn trẻ thơ, lạc quan nhưng đầy kiêu hãnh.
    Không chỉ là một người con gái lạc quan, hay mơ mộng, Phương Định còn là một người chiến sĩ dũng cảm, kiên trung và trách nhiệm vô cùng. Hãy nhìn vào cách mà cô thực hiện nhiệm vụ một mình trên cứ điểm cao. Một mình cô đối đầu với một quả bom lớn “quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô”. Có lẽ ở cái tuổi mười bảy của mình, còn quá trẻ, liệu Phương Định có sợ hãi, có những cảm xúc nôn nao về sự nguy hiểm trong công việc của mình không? Không, cô hoàn toàn không có chút sợ hãi dù ở đó “vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ”. Phương Định – nữ thanh niên xung phong của tổ trinh sát mặt đường vẫn bình tĩnh “dùng xẻng nhỏ” để phá bom. Những tiếng động sắc lạnh như “cứa vào da thịt” cũng không làm cô chùn bước. Cô không đi “khom” bởi đó là kiểu đi không “đàng hoàng”, cô dõng dạc bước đến bên quả bom, “bỏ gói thuốc mìn vào lỗ đã đào” rồi chạy về điểm nấp. Ở nơi khốc liệt này, có bao giờ những cô gái ấy nghĩ về cái chết không? Có, họ nghĩ về cái chết mỗi ngày nhưng “đó là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”. Điều quan trọng với họ chỉ là bom có nổ không, đường có thông để xe qua hay không. Sự quả cảm của người nữ thanh niên xung phong ấy khiến cho ta phải cảm phục vô cùng. Giữa bom đạn và chết chóc, cái chết với họ chỉ là một cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Họ không sợ hãi, không chùn bước ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Cùng với đó, tinh thần trách nhiệm là động lực để họ tiến lên, và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
    Không chỉ vậy, Phương Định còn là một người con gái rất giàu tình cảm nữa. Ở giữa nơi chiến trường ác liệt này, cô sống cùng hai người đồng đội là Thao và Nho. Họ sống với nhau, chiến đấu cùng nhau qua từng trận đánh, cùng nhau đối diện với nguy hiểm rình rập. Có lẽ vì thế mà họ đã coi nhau như người thân trong gia đình. Phương Định có thể hiểu và nắm rõ từng sở thích cũng như nỗi sợ hãi của hai người bạn của mình. Cô biết đội trưởng Thao là người hay làm điệu “áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hay đôi lông mày “tỉa nhỏ như cái tăm”, thế nhưng trong công việc chị lại là người “cương quyết, táo bạo” và “bình tĩnh đến phát sợ”. Cô cũng hiểu rõ nỗi sợ hãi của chị Thao là máu và vắt. Còn với Nho, cô coi nó như đứa em gái nhỏ của mình. Phải là người luôn quan tâm tới đồng đội, yêu thương họ thì cô mới có thể tinh tế mà nắm bắt từng sở thích cũng như nỗi sợ hãi của họ!
    Đến khi Nho sập hầm bị thương, chính Phương Định là người đã chăm sóc, băng bó cho Nho, pha sữa cho Nho uống. Cô săn sóc những người đồng đội của mình như những người chị người em trong gia đình. Sự săn sóc đó của cô đã chứng minh cho một tâm hồn giàu tình cảm, luôn yêu thương mọi người của Phương Định.
    Sống ở nơi chiến trường ác liệt này khiến cho người con gái giàu tình cảm như Phương Định lại càng khao khát và mong nhớ về quê hương. Cô nhớ căn phòng nhỏ của mình giữa con phố nơi Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ ô cửa sổ nhỏ, “những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”, “cái vòm tròn của nhà hát”, “bà bán kem đẩy một chiếc xe chở đầy thùng kem”, … Đó là những điều nhỏ nhặt nhưng lại khiến cô “tiếc không nói nổi” và mong nhớ không thôi.
    Phương Định – cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng nhất:
    “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
    Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
    Lê Minh Khuê đã miêu tả rất chân thực cuộc sống và chiến đấu của những người con gái trên tuyến đường máu lửa năm nào. Bà đã chọn ngôi kể thứ nhất, hoá thân vào nhân vật để nói lên những suy tư, cảm xúc chân thật nhất của mình. Ngôn từ kể chuyện bình dị, gần gũi đã cho chúng ta thấy được một Phương Định rất thân quen, mộc mạc và chân thành.
    Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã mang đến những ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Cô là đại diện cho lớp thanh niên trẻ, thế hệ trẻ đã cống hiến tuổi xuân của mình trong những năm tháng gian lao mà hào hùng của dân tộc.
    —————–HẾT——————-

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới