CẢM NHẬN VỀ KHỔ 1 MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI CẦN GẤP Ạ , KO CHÉP MẠNG NHA

CẢM NHẬN VỀ KHỔ 1 MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI
CẦN GẤP Ạ , KO CHÉP MẠNG NHA

2 bình luận về “CẢM NHẬN VỀ KHỔ 1 MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI CẦN GẤP Ạ , KO CHÉP MẠNG NHA”

  1. Mở đâu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải có viết:
    ” Mọc giữa dòng sống xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng”
    Hai câu thơ đầu  mở ra không gian rộng lớn ăn với hình ảnh dòng sông thơ mộng ngập tràn sắc Xuân.  Con sông hiền hòa thơ mộng phản ánh màu xanh bầu trời và màu xanh của cây cối hai bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể bắt gặp ở bất kỳ con sông nào ở dải đất miền Trung ấy. Thế nhưng bằng một cách viết mới lạ không như bình thường “Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà tác giả lại đảo thành “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”.  Động từ mọc được đào lên đầu câu thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả và khi  đọc đến đây ta không khỏi liên tưởng đến đến những cánh hoa lững lờ, vô định như” Hoa trôi man mác biết là về đâu” bởi bông hoa của Thanh Hải là sức trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân chứ không phải là lững lờ mặc kệ cho dòng nước vùi dập . Chỉ với đảo ngữ động từ “mọc” ta không thể nào không tưởng trường bông hoa tím biếc ấy đang từ từ lột mọc lên ở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân giống như một thước phim điện ảnh đầy sống động.Dưới ngòi bút của mình,nhà thơ đã cho ta thấy một bức tranh xuân đậm chất hội họa được tô điểm bởi bông hoa tím làm cho bức tranh trở nên nổi bật khiến ta không thể không nghĩ đến những vần thơ của Nguyễn Du “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”  hay là sắc tím của những cánh hoa hoa lục bình thậm chí là bông hoa mà ta thường gặp ở các làng quê “Ơi con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm/ Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng/ Hoa lục bình tím cả bờ sông” . Màu tím ấy không thể lẫn đi đâu được với sắc tím Huế thân thương vốn là nét đặc trưng của tà áo dài thướt tha của những cô gái  đất Kinh Kỳ với sông Hương núi Ngự khiến ta không khỏi xuýt xoa trước vẻ đẹp thướt tha mềm mại ấy bằng cách kết hợp màu xanh của nước hài hòa với màu tím biếc bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà xinh động đem lại một vẻ đẹp tự nhiên hài hòa, một nét đặc trưng của xứ Huế.Dưới ngòi bút của mình,ông đã vẽ lên những bức tranh mùa xuân không chỉ có  có hình ảnh không gian rộng lớn với màu xanh bất tận mà còn có cả tiếng chim chiền chiện cất lên muôn vàn lời ca tiếng hát “ Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời nhà”  nhà thơ đáp lại” Ôi “nghe sao mà tha thiết thế bởi lời nói ấy được cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên cất lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp của những âm thanh rộn rã lời gọi ấy nên ngồi ở một góc trong trái tim những con người nhà thơ và những cảnh sắc âm thanh kia như hài hòa là một cảm xúc từ đó . Cảm nhận mùa xuân bằng cảnh giác tiếng chim rộn rã dao động lòng người khiến nhà thơ thích thú mà reo lên “ ca hót chi mà vang trời” bởi âm thanh ấy làm sống dậy cả một không gian cao rộng thoáng đạt ,làm sống dậy cực dạy cả tâm hồn đang phải đối mặt với những bóng đen u ám cuộc đời bằng cách sử dụng câu hỏi từ “chi” ta có thể cảm nhận được âm thanh trong trẻo ấy  khiến cho lòng Người như mở rộng đón chào mùa xuân .Thanh Hải đã thực sự đón mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút Sự Thăng Hoa của tâm hồn để rồi Nhà thơ Lại ngắm nhìn lặng lẽ nghe bằng cả trái tim lao động bằng trí tưởng tượng liên tưởng độc đáo”Từng giọt long lanh rơi /tôi đưa tay tôi hứng”.Phải chăng âm thanh của tiếng chim qua cách miêu tả của Thanh Hải với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm rõ dàn âm thanh ấy như có hình có khối trong không gian bao la có thể chạm vào cùng với từ láy “long lan’h khiến ta không khỏi liên tưởng đến những giọt sương trong trẻo của mùa xuân theo mạch cảm xúc của bài thơ thì có lẽ vật lang ở đây chính là  tiếng chim hót ngân vang đọng lại từng niềm vui rơi xuống cõi lòng rộng mở ra  tâm hồn của mình . Bằng cảm nhận của mình, Thanh Hải đã cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân bằng nhiêu giác quan thị giác thính giác và xúc giác để ta thấy được tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ đặc biệt cử chỉ” tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự trân trọng nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời với mùa xuân lúc say sưa xôn xang rạo rực nhà thơ như một ôm trọn vào lòng tất cả cuộc sống của mùa xuân của cuộc đời thông qua hành động nâng niu. Tóm lại khổ thơ đầu đã mở ra một bức tranh sơn thứ người thật đẹp với hình ảnh có màu sắc có cả âm thanh được thanh hải gợi lên.

    Trả lời
  2. Khổ thơ đầu là bức tranh xuân đơn sơ , giản dị mà đẹp vô cùng . Màu xanh của dòng sông Hương , màu xanh của sự sống , hay chính là tín hiệu báo mùa xuân đang về ? Mùa xuân đang trải êm đềm trên dòng sông dịu mát bỗng mọc lên ”một bông hoa tím biếc”.  Cũng một gam màu lạnh nhưng sắc tím của bông hoa nổi trội , đậm đà nồng ấm cả dòng sông.  Bông hoa là có thật hay cũng là dáng hình của niềm tin , là sắc màu quen thuộc của quê hương xứ Huế.  Chỉ từng ấy nét mà tác giả đã thâu tóm được vẻ đẹp tươi sáng của thiên nhiên khi xuân về.  Đó còn là tiếng hót của chim chiền chiện làm xao động , đem đến cho mùa xuân niềm vui rạo rực . Hai từ ”vang trời” làm cho không gian trời xuân khoáng đạt , vui tươi và tràn đầy sức sống.  Tiếng chim cũng như kết thành giọt sương long lanh sắc màu . Có thể hiểu từng giọt long lanh rơi kia là giọt mưa xuân , cũng có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Đó là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thật khéo léo, tinh vi . Nhưng dù có hiểu theo cách nào thì khổ thơ vẫn bộc lộ được cảm xúc say sưa , ngất ngây của tác giả khi vào xuân. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới