cảm nhận về nhân vật phương đinh trong đoạn trích sau Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe

cảm nhận về nhân vật phương đinh trong đoạn trích sau
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

1 bình luận về “cảm nhận về nhân vật phương đinh trong đoạn trích sau Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe”

  1. Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ  của dân tộc . Ngòi bút của bà trong chiến tranh thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
    –         Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Tác phẩm của bà được sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt. Tác phẩm là bức tranh về cuộc sống chiến đấu vô cùng ác liệt mà ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những cô gái thanh niên xung phong trinh sát mặt đường là nhân vật chính trong tác phẩm.
    Đoạn văn trên giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm với vẻ đẹp tâm hồn và sự dũng cảm, gan dạ đầy ngưỡng mộ. 
    Phân tích, chứng minh:
    –         Phương Định là một cô gái Hà Thành hồn nhiên, thơ mộng , trẻ trung, đáng yêu tràn đầy sức sống:
    + Ấn tượng đầu tiên là cô gái có bề ngoài trẻ trung, xinh xắn, đầy sức sống. Cô có “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh..”, “ ánh mắt nhìn xa xăm”, cô hay thích ngắm mình trong gương và làm điệu có vẻ kiêu kì…
    + Cô mang theo vào chiến trường vẻ hồn nhiên vô tư lự của cô gái Hà Thành  mơ mộng với những bài hát “ thuộc bất cứ một nhạc điệu nào rồi bịa ra lời mà hát…. Tiếng hát ấy để động viên đồng đội và động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát sự khao khát của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao ngày nhớ nhung, yêu thương.
    –         Phương Định-  cô gái thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, mạnh bạo:
    + Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khó
    khăn, sống trên một cao điểm, nơi có trọng điểm ở tuyến Trường Sơn ác liệt,giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom và đếm bom nếu bom chưa nổ thì phá bom”, Công việc  vô cùng vất vả, hiểm nguy, cô phải đối diện với tử thần với cái chết bất cứ lúc nào.
    + Trận phá bom trên đỉnh cao Trường Sơn thể hiện rõ tinh thần, thái độ dũng cảm vượt mọi hiểm nguy của Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường ấy.
    + Phương Định gan dạ dũng cảm, không hề sợ hãi, không đi khom… vừa thể hiện thái độ tự  trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô vượt mọi khó khăn, hiểm nguy.
    + Phương Định có những thao tác rất chuẩn xác “ dùng xẻng nhỏ đào đất”, “cẩn thận bỏ gói thuốc mìn châm ngòi”, “khỏa đất”….Sự thuần thục, nhanh nhẹn do được tôi luyện theo thời gian đã trở thành tiềm thức của nhân vật.
    + Phương Định là người có cảm xúc nhạy bén, cảm nhận rõ rệt về trái bom khi nóng lên , suy nghĩ cảm thấy mình làm còn chậm . Sự thúc giục bản thân cần nhanh chóng hoàn thành công việc , tinh thần tự giác và tinh thần trách nhiệm cao trong trái tim người trẻ tuổi yêu nước.
    + Tâm trạng nhân vật Phương Định được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, suy nghĩ, lo lắng, hoảng sợ nhưng vẫn gan dạ, dũng cảm, hoàn thành trách nhiệm.. Có nghĩ đến cái chết nhưng là cảm giác bình thường, cái chết không rõ ràng, mà vô cùng mơ 
    hồ,..Tinh thần trách nhiệm cao hơn tất cả, cao hơn cả mạng sống bản thân, Họ sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ.
    + Câu nói “ quen rồi”, “ phá bom 5 lần”, sự bản lĩnh được tôi luyện. Đối mặt với tử thần là khó khăn nhưng các cô đã làm điều đó trong một thời gian dài để “ quen rồi”..
    + Câu văn miêu tả trận phá bom ngắn, dồn dập, khẩn trương,  tất cả làm nổi bật vẻ đẹp cô thanh niên xung phong với lý tưởng sống cao đẹp, dũng cảm, gan dạ với đời sống tinh thần phong phú, hồn nhiên, lạc quan, lãng mạn, thơ mộng,…
    + Phương Định và những đồng đội của mình là những người đã  không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn tất cả những gì cho Tổ quốc:
         “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
            Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
    Đánh giá chung:
    –         Đọc tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định bởi vẻ hồn nhiên, ngây thơ lãng mạn của cô và vẻ đẹp dũng cảm, gan dạ, lí tưởng yêu nước cao đẹp trong người con gái này.
    –          Qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam  trong  những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đầy oanh liệt hào hùng. Họ đã góp sức mình làm nên lịch sử dân tộc, làm nên mùa xuân vĩ đại của dân tộc.. “ nên vành hoa đỏ/ nên thiên sử vàng”.
    Liên hệ mở rộng so sánh với bài thơ khác cùng viết về đề tài này như: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật) viết về những chàng thanh niên lái xe, “ Khoảng trời hố bom”  về cô gái mở đường…
    –          Liên hệ bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay: Đất nước đã ra khỏi cuộc chiến tranh, nhiệm vụ của thế hệ trẻ là học tập , rèn luyện bản thân để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa….
    Đánh giá 5* giúp mình nhá và xin hay nhất ạ
    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới