Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương – chuyện cô gái Nam Xương

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương – chuyện cô gái Nam Xương

1 bình luận về “Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương – chuyện cô gái Nam Xương”

  1. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẽ đẹp truyền thống của họ.
             Trong tác phẩm, Vũ Nương là người phụ nữ nết na, đức hạnh. Khi chồng còn ở nhà thì nàng đảm đang, chăm chỉ, giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính thì nàng rất mực thương nhớ, thủy chung với chồng, tận tình hiếu thảo với mẹ già, chăm sóc lo toan cho con nhỏ. Nhưng chỉ vì một sự hiểu lầm và thói ghen tuông ích kỉ của người chồng mà nàng đã phải chịu nỗi đau đớn về tinh thần, thậm chí đã phải tự kết liễu cuộc đời mình, mặc dù nàng đã cố gắng dữ gìn, hàng gắn hạnh phúc gia đình. Một con người như Vũ Nương lẽ ra phải được hường hạnh phúc trọn vẹn thì lại phải chết một cách oan khốc, đau đớn.
         Xót xa thay, người gây nên cái chết ấy là là chồng của nàng-Trương Sinh. Với thói đa nghi và tính cách gia trưởng, Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo nhẫn tâm đối với vợ mình.Cái chết của Vũ Nương chính là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu, một xã hội trọng nam khinh nữ đã dẫn đến bao bi kịch thương tâm cho người phụ nữ.
        Tác phẩm đã không dừng lại ở cái chết của Vũ Nương. Với câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương ở chốn thủy cung và sự trở về lung linh, huyền ảo của nàng, kết thúc tác phẩm mang dáng dấp một kết thúc có hậucuar truyện cổ tích, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời; người tốt dù gặp có bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Nhưng thực ra tính bi kịch của tác phẩm Không vì thế mà giảm đi bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương chỉ là ảo ảnh. Điều này một lần nữa làm tăng thêm niềm cảm thương sâu sắc của tác giả đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
    \color{pink }{\text{thtn# }

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới