– Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ: “Sao anh vội ngỏ lời Vào một đêm trăng khuyết Để bây giờ thầm tiếc Một vầng

– Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ:
“Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!”
(Trăng khuyết Phi Tuyết Ba)

2 bình luận về “– Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ: “Sao anh vội ngỏ lời Vào một đêm trăng khuyết Để bây giờ thầm tiếc Một vầng”

  1. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên là biện pháp tu từ ẩn dụ.
    + Hình ảnh ẩn dụ ở đây là vầng trăng (trăng khuyết; trăng chưa tròn).
    – Tác dụng:
    + Làm tăng hiệu quả biểu đạt, giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động và ấn tượng hơn với người đọc.
    + Thông qua biện pháp tu từ này, tác giả như nhấn mạnh sự dang dở trong chuyện tình cảm của hai nhân vật trữ tình trong khổ thơ: nhân vật nam vội vã ngỏ lời khi chưa thực sự chín chắn (khuyết), để rồi lỡ dở, để lại sự tiếc nuối, một chút trách hờn trong lòng cô gái cho một tình cảm không trọn vẹn (chưa tròn).
    $#Friendly$

    Trả lời
  2. “Sao anh vội ngỏ lời
    Vào một đêm trăng khuyết
    Để bây giờ thầm tiếc
    Một vầng trăng chưa tròn!”
                           (Trăng khuyết Phi Tuyết Ba)
    ——-
    -Biện pháp tu từ: Ẩn dụ( vầng trăng chưa tròn)
     ->Ẩn dụ cho một mối tình dang dở, không có kết quả với nhiều tiếc nuối.
    =>Tác dụng: tăng hiệu quả biểu đạt, câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Qua đó, thể hiện sự tiếc nuối của về một tình yêu không trọn vẹn, những câu thơ mang theo dòng cảm xúc rất tự nhiên.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới