Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ và nội dung chính Mọc giữa dòng sông xanh Một bông h

Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ và nội dung chính
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…

1 bình luận về “Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ và nội dung chính Mọc giữa dòng sông xanh Một bông h”

  1. * Các biện pháp tu từ:
    – Biện pháp đảo ngữ: đảo từ ”mọc” lên trước ”một bông hoa tím biếc”
    => Tác dụng: thể hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân đến
    – Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( đưa tay hứng)
    => Tác dụng: cho thấy tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân
    – Biện pháp điệp từ (”mùa xuân” và từ ”lộc”)
    => Hai hình ảnh ”mùa xuân người cầm súng” và ”mùa xuân người ra đồng” chính là biểu tượng của lao động, chiến đấu và cũng chính là lực lượng làm nên mùa xuân cho đất nước
    => Điệp từ ”lộc” mang tính khẳng định kết hợp với các từ láy mang tính biểu cảm (hối hả, xôn xao) tạo nên một không khí khẩn trương, tràn đầy sức xuân, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào sự phát triển của đất nước
    – Biện pháp tu từ: nhân hóa (đất nước vất vả và gian lao)
    => Tác dụng: cho thấy đất nước vừa lớn lao, vừa gần gũi đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ và mãnh liệt
    – Biện pháp so sánh:  (đất nước như vì sao) kết hợp với phó từ ”cứ”
    => Tác dụng: khẳng định sức mạnh, thế đi lên vững vàng của đất nước, tỏa sáng vẻ đẹp rạng ngời đồng thời thể hiện niềm yêu mến, tự hào của nhà thơ về đất nước mình
    – Biện pháp tu từ điệp cấu trúc (ta làm, ta nhập)
    => Tác dụng: cho thấy tác giả lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện ước mơ của con người
    – Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mùa xuân nho nhỏ)
    => Tác dụng: cho thấy ước nguyện cao đẹp của tác giả đó là muốn đem mùa xuân nhỏ bé hữu hạn của mình để góp phần tạo nên mùa xuân to lớn cho mọi người
    – Biện pháp tu từ điệp ngữ (dù)
    => Tác dụng: cho thấy ước nguyện cống hiến cuộc đời của tác giả ngay cả khi nằm trên giướng bệnh
    * Nội dung chính
    – Sáu câu đầu: cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên
    – Khổ 2 và 3: cảm xúc về mùa xuân đất nước
    – Khổ 4 và 5: ước nguyện của nhà thơ
    – Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương qua làn điệu ca Huế
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới