Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ viếng lăng bác và nội dung chính: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã

Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ viếng lăng bác và nội dung chính:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

2 bình luận về “Chỉ ra và Nêu tác dụng và biện pháp tu từ trong bài thơ viếng lăng bác và nội dung chính: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã”

  1. – Biện pháp tu từ:
    $*$ nói giảm nói tránh
    – từ “thăm” 
    -> Tác dụng: 
    + làm giảm nỗi đau thương, ghê sợ đối với người đọc, người nghe
    + bất tử hóa hình tượng Bác
    – “giấc ngủ bình yên”
    -> Tác dụng: 
    + tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ đối với người đọc, người nghe
    + phủ nhận sự thật đau lòng: Bác chỉ đang ngủ chứ không phải đã ra đi mãi mãi
    $*$ ẩn dụ
    – “hàng tre xanh xanh Việt Nam”
    -> Tác dụng: gợi đến phẩm chất của con người Việt Nam.Họ với sức sống kiên cường, mãnh mẽ vẫn ngày đêm đứng canh giấc ngủ ngàn thu cho Bác
    – “mặt trời” (trong câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”)
    -> Tác dụng:
    + gợi đến Bác Hồ.Bác như mặt trời soi sáng cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi xiềng xích, nô lệ khổ đau
    + thể hiện thái độ biết ơn, kính trọng của nhà thơ dành cho Bác
    – “tràng hoa”
    -> Tác dụng: gợi liên tưởng đến dòng người vẫn ngày ngày vào lăng viếng Bác với tấm lòng thành kính, biết ơn
    – “trời xanh”
    -> Tác dụng: gợi đến sức sống trường tồn, bất diệt của Bác.Bác đã hóa thân vào non sông, đất nước và mãi mãi sống trong lòng những con người Việt Nam
    $*$ nhân hóa
    + “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    -> Tác dụng:
    + tăng giá trị gợi hình, gợi cảm
    + làm cho hình ảnh mặt trời trở nên sinh động, có hồn hơn
    $*$ hoán dụ
    – “bảy mươi chín mùa xuân” – nói về tuổi của Bác
    -> Tác dụng: gợi đến cuộc đời đầy tươi đẹp của Bác.79 năm Bác sống là gần ấy mùa xuân Bác đem lại cho nhân dân Việt Nam cuộc sống bình yên, hạnh phúc
    $*$ điệp ngữ: “Muốn làm”
    -> Tác dụng: nhấn mạnh khát vọng được ở lại lăng Bác để được cống hiến, làm đẹp cho cảnh quan quanh lăng Bác của nhà thơ
    @ Nội dung chính: sự xúc động, thiêng liêng xen lẫn lòng kính trọng, biết ơn và xót thương cùng khát vọng được cống hiến của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác

    Trả lời
  2. – Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (xanh xanh)
    => Vì từ xanh xanh được lập lại nhiều lần, là dấu hiệu của điệp ngữ.
    => Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của hàng tre.
    ——-
    – Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
    -> Hình ảnh ẩn dụ: bảy mươi chín mùa xuân.
    -> Ẩn dụ cho việc 79 năm công hiến của Bác.
    => Tác dụng: Ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước của Bác hồ.
    ———
    => Biện pháp tu từ: Nhân hóa:
    -> Hình ảnh nhấn hóa: Mặt trời đi qua trên lăng.
    => Đi là hành động của con người, trong bài lại sử dụng cho Mặt Trời, là dấu hiệu của Nhân hóa.
    => Tác dụng: Giúp sự việc phong phú hơn. Gợi cho sự việc sinh động và gợi cảm hơn.
    $#nguyenxuanbachmt123$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới