cho vd dễ hiểu và chỉ ra:so sánh,ẩn dụ,nhân hóa,điệp ngữ

cho vd dễ hiểu và chỉ ra:so sánh,ẩn dụ,nhân hóa,điệp ngữ

2 bình luận về “cho vd dễ hiểu và chỉ ra:so sánh,ẩn dụ,nhân hóa,điệp ngữ”

  1. Ví dụ:
    So sánh :
    – Nóng như núi lửa phun trào
    – Nam cực lạnh như đá
    Ẩn dụ : 
    – Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.
    Nhân hóa :
    – Chú hổ đó thật dể thương
    – Ông Mặt Trời cười thật tươi
    Điệp ngữ : 
    “Trước muôn trùng sóng bể
    Tôi nghĩ về anh, em
    Tôi nghĩ về biển sâu
    Từ nơi nào sóng lên?”
    Tác dụng:
    So sánh : Dùng để chỉ người , sinh vật , đồ vật ,… như một thứ gì đó
    Nhân hóa : Dùng để nói sinh vật , đồ vật… như con người.
    Điệp ngữ : Để lặp lại một từ hoặc vài từ , nguyên câu , đoạn hoặc vài câu , đoạn .

    Trả lời
  2. * Ví dụ về phép so sánh:
    + Đôi mắt mẹ long lanh , sáng như những vì sao
    -> So sánh đôi mắt của mẹ với những vì sao trên trời.
    -> Khái niệm:  So sánh là đặt hai hay nhiều đối tượng cạnh nhau để tìm ra nét giống và khác.
    *Ví dụ về ẩn dụ:
    +    Thuyền về có nhớ bến không
          Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyề
    -> Ẩn dụ thuyền là người con trai, bến là người con gái
    -> Khái niệm: Ẩn dụ bản chất là so sánh ngầm , A như / là B nhưng ẩn A . Nói cách khác ẩn dụ là dùng B thay thế cho A trên cơ sở tương đồng giữa A và B.
    * Ví dụ về nhân hóa:
    + Cô cặp nhà em trông rất xinh xắn.
    -> Từ ” cô” để gọi người nhưng nhân hóa để gọi vật.
    -> Khái niệm: Nhân hóa là làm cho vật mang đặc điểm, tính chất của con người.
    * Ví dụ về điệp ngữ:
     + Học, học nữa, học mãi
    -> Điệp từ ” học”, được lặp đi lặp lại
    -> Khái niệm: Điệp ngữ là chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới