chọn hộ mình mở bài nào hay nhất để mình tham khảo nha
$\textit{Lưu ý: nhớ ghi lý do đàng hoàng rõ ràng và dễ thuyết phục}$ tại sao bạn chọn mở bài đó mà không chọn các mở bài kia, ai nhận xét hay mình tặng 4 vote 5 sao và tim
a) Cách 1:
– Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu trong văn học trung đại. Ông là người học rộng tài cao nhưng sống trong thời đại lịch sử có nhiều biến động: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng. Các tập đoàn phong kiến: Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực và gây ra các cuộc nội chiến liên miên, kéo dài. Ông chỉ làm quan một năm sau đó cáo quan về ở ẩn như các tri thức đương thời. Có lẽ đây là thời gian ông gắn bó sâu nặng với nhân dân để trái tim của ông có chung nhịp đập với những người đau khổ.
– Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ mười sáu Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong truyện, nhà văn đã phản ánh được thực tại xã hội, đồng thời còn gửi gắm tình cảm của mình qua từng trang viết.
– Truyện khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nhưng số phân lại đau khổ và bất hạnh. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
b) Cách 2:
a) – Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. (Nguyễn Minh Châu). Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Văn học luôn quan tâm đến số phận con người với những buồn vui, đau khổ Văn học sẽ không là gì cả nếu không từ cuộc đời mà có.
– Và trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật Vũ Nương. Ông đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho vẻ đẹp của nhan sắc và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.
c) Cách 3:
– Sê-khốp, đại văn hào của Nga đã cho rằng: Một nhà văn chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Nữ thi sĩ người Pháp Eu-xa Tơ-ri-ô-lê lại cho rằng Nhà văn là người cho máu. Nhân đạo từ trong cốt tủy và lấy máu của mình để làm nên sức sống của những trang văn đó là vâmứn đề sinh tử của nghẹ thuật. Những câu nói đó đã chứng tỏ một điều: văn học sinh ra không phải vì bản thân nó mà vì con người, vì cuộc đời. Xét đến cùng đó là giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học.
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ là một tác phẩm như thế. Qua cuộc đời, số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa, Nguyễn Dữ đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn lớn. Ông đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho vẻ đẹp của nhan sắc và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.
2 bình luận về “chọn hộ mình mở bài nào hay nhất để mình tham khảo nha $\textit{Lưu ý: nhớ ghi lý do đàng hoàng rõ ràng và dễ thuyết phục}$”