Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng ch

Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. (2) Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! (3) Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? (Trích Tiếng ru – Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1981) Câu 1. Xác định thành phần biệt lập trong khổ thơ (1). Câu 2. Chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng thế giới tự nhiên trong khổ thơ (3). Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ sau: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước, con chim ca, yêu trời. Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Một người – đâu phải nhân gian? Sống chằng, một đốm lửa tàn mà thôi!

1 bình luận về “Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng ch”

  1.  Câu 1: thành phần biệt lập:
    Thành phần gọi đáp: con ơi
    Câu 2: Trường từ vựng động vật: con ong, con cá, con chim
    – Trường từ vựng thiên nhiên: hoa, nước, trời, ngôi sao, lúa, đốm lửa, sông, biển.
     Câu 3: Nhân hóa: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước, con chim ca, yêu trời.
    -> Hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm.
    -> sự sống động, phong phú của tự nhiên.
    Câu 4. Hai câu thơ nhấn mạnh:
    Một người không phải là tất cả, rồi cũng có ngày tàn lụi mà thôi. Vì thế ta cần sống đoàn kết, gắn bó với nhau, tận hưởng và cống hiến hết sức mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới