dàn bài + bài văn bài đồng chí k chép mạng ậ nhanh giúp e nha
dàn bài + bài văn bài đồng chí k chép mạng ậ nhanh giúp e nha
1 bình luận về “dàn bài + bài văn bài đồng chí k chép mạng ậ nhanh giúp e nha”
#mikan2k2127m7jTbw
*. DÀN BÀI:
I/ Mở bài
– Chính Hữu là nhà thơ quân đội, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Bài thơ ” Đồng chí” được nhà thơ sáng tác năm 1948, trích tập thơ ” Đầu súng trăng treo”
– Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ và tình đồng chí gắn bó, keo sơn.
II/ Thân bài
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
– Bài thơ ra đời trong những năm kháng chiến chống Pháp nhưng không sa vào khuynh hướng lãng mạn hóa. Mở ra là bài thơ là những cặp hình ảnh sóng đôi chân thực gợi liên tưởng.
+, Thành ngữ ” Nước mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá” chỉ nơi xuất thân của người lính. Họ đều là những người nông dân lớn lên và ra đi từ những miền quê nghèo khó, lam lũ, bị đạn bom quân thù cày xới. Anh với tôi đều là những người nông dân mặc áo lính.
– Cũng bởi sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nên anh và tôi trở nên gắn kết, keo sơn. Từ ” đôi người xa lạ” chúng ta đã ” hẹn quen nhau”. Giữa chúng ta, giữa anh và tôi mọi khoảng cách dần được xóa nhòa. Đoạn thơ có những hình ảnh chân thực, gợi cảm xúc:
+, “Súng bên súng” là cùng chung hành động
+, ” Đầu sát bên đầu” là cùng chung lý tưởng
– Chúng ta giờ đây trở thành ” đôi tri kỉ” sẵn sàng chia sẻ cho nhau sự nồng ấm giữa đêm chiến trường giá rét ” đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Hình ảnh thơ giàu cảm xúc. Tấm chăn mỏng làm sao đủ để xua đi cái rét buốt? Có lẽ chính là hơi ấm tình đồng đội đã đem đến sự ấm nồng.
– Từ ngữ đặc sắc. Từ đôi người xa lạ rồi quen nhau, tiếp đến là bên và sát để rồi cuối cùng là chung. Mọi khoảng cách đều xóa nhòa. Hai người lính như hòa với nhau làm một.
– Hay nhất là từ ” đồng chí” làm nên một câu thơ. Từ ” đồng chí” ngân vang như một nốt nhấn trong điệu nhạc. Câu thơ dường như đúc kết được ý nghĩa của tình đồng chí. Đó là tình cảm của người lính cùng giai cấp, cùng chung lý tưởng chiến đấu, thân thiết hơn cả tri kỷ, ruột thịt. Tình đồng chí kết tinh của tình bạn, tình người.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
– Hai tiếng ” Đồng chí” khép lại đoạn thơ đầu nhưng mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:
+, Là đồng chí nên họ thấu hiểu tâm tư của nhau. Hình ảnh ” ruộng nương anh gửi bạn thân cày”, ” gian nhà không mặc kệ giá lung lay”, ” giếng nước gốc đa” gợi hình ảnh quê nhà thân thuộc. Người lính nhớ quên nhà nhưng vì tiếng gọi của Tổ quốc họ vẫn ra đi. Từ ” mặc kệ” mang đậm chất lính, thể hiện thái độ dứt khoát vì nghĩa chung.- Từ sự cảm thông, tình đồng chí đã khiến họ chia sẻ với nhau bao gian khổ, thiếu thốn ở chiến trường.
+, ” Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” cả anh và tôi, chúng ta đều nếm trải cơn sốt rét rừng.
+, ” Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá”. Cả anh và tôi, chúng ta đều thiếu thốn như nhau. Bộ quân phục bạc màu, không còn lành lặn bởi chiến trường gian lao.
– Khổ thơ nói nhiều đến gian khổ nhưng đọng lại vẫn là hình ảnh ” Miệng cười buốt giá” và ” Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh đẹp, lắng đọng. Tay trong tay, miệng nở nụ cười. Phải chăng, những người lính, những người đồng đội đang truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua bất kỳ thử thách nào.
– Đến đây, có lẽ nhà thơ đã hoàn chỉnh bức chân dung người lính chống Pháp. Họ thật sự là những người nông dân mặc áo lính, dù thiếu thốn, chịu đựng bao gian khổ nhưng giạt dào tình đồng chí gắn bó, keo sơn.
3. Nét đẹp của người lính.
– Bài thơ khép lại bằng khổ thơ cuối với những hình ảnh chân thực, lãng mạn hoàn chỉnh đẹp tâm hồn của người chiến sĩ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
+, Giữa rừng đêm, hoang vắng, những người lính vẫn đứng bên nhau, chắc tay súng chờ giặc tới. Ánh trăng dần mọc lên. Để rồi ở một thời điểm nào đó, trăng như lơ lửng trên đầu súng. ” Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp nhất, vừa hiện thực vừa lãng mạn. Súng là biểu tượng của sức mạnh kiên cường. Trăng là biểu tượng của quê hương thanh bình. Súng và trăng như một đôi đồng đội, đồng chí. ” Súng” bảo vệ cho ” trăng”, ” trăng” soi sáng cho ” súng”. Người lính chiến đấu vì quê hương nên tâm hồn của họ bao giờ cũng ngời sáng, lạc quan.
+, ” Trăng” và ” súng” còn là biểu tượng của chất thơ, chất thép của thực tại và thơ mộng chất chiến sĩ và thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính cách mạng.
+, Bài thơ mở ra với hình ảnh những làng quê nghèo khó nhưng khép lại với hình ảnh ánh trăng sáng ngời, phải chăng tình đồng chí đã tạo nên vẻ đẹp này?
III. Kết bài
– Bài thơ đặc sắc, tiêu biểu.
– Hình ảnh chân thực mang đậm chất thơ, từ ngữ giản dị, biểu cảm
– Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Tình cảm thiêng liêng, cao quý này đã làm nên sức mạnh của những người lính bộ đội Cụ Hồ.
Cho mình gửi chúc bn học tốt! Nhớ vote cho mik 5 sao, 1 tim và câu trả lời hay nhất nha!^^
Mik làm hơi lâu mong bn thông cảm do dàn bài hơi dài==’
1 bình luận về “dàn bài + bài văn bài đồng chí k chép mạng ậ nhanh giúp e nha”